Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khởi tố vụ án liên quan đến 7 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tử vong

Cập nhật: 14:42 ngày 30/05/2017
Sáng 30-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân 7 bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bị tử vong, nghi do sốc phản vệ.
{keywords}

Nhân viên y tế nỗ lực hồi sức cho các bệnh nhân còn lại của sự cố.

{keywords}

Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã cử cán bộ từ 4 Cục nghiệp vụ phối hợp với Công an tỉnh Hòa Bình trong việc điều tra. Vụ án khởi tố với tội danh "Vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" (điều 242 Bộ luật Hình sự).

Trong cuộc họp báo sáng 30-5, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình Phạm Văn Sử cho biết Cơ quan điều tra đã hoàn tất khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi. Tình hình an ninh tại bệnh viện đang được kiểm soát. "Chúng tôi sẽ tiếp tục ngăn ngừa, đề phòng các tình huống xấu có thể xảy ra", ông Sử nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Nguyễn Văn Quang cho biết nhiệm vụ số một lúc này là Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tập trung phối hợp các cơ quan Trung ương cấp cứu 11 bệnh nhân còn lại; chủ động chuyển bệnh nhân trong thời gian chưa khôi phục được phác đồ điều trị.

Trước đó, sáng 29-5 tại tầng 2 nhà B3, Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức điều trị chạy thận nhân tạo cho 18 người (đây là các bệnh nhân bị suy thận định kỳ chạy thận tại Bệnh viện 3 lần/tuần). Sau 45 phút, các bác sĩ đã phát hiện tình trạng hôn mê ở cả 18 bệnh nhân. Đến trưa 30-5, đã có 7 bệnh nhân đã tử vong. 

Theo bác sĩ Trần Quang Khánh, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, nguyên nhân sự cố cần thời gian xác minh, song nhiều khả năng nghi do sốc phản vệ.

Điều 242: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác

1. Người nào vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 201 của Bộ luật này, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến 5 năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến 10 năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ bảy năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

Theo Phương Sơn/VNE


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...