Thứ bảy, 04/05/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xưa thắng giặc, nay thoát nghèo

Cập nhật: 07:00 ngày 03/05/2020
(BGĐT) - Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, các cựu chiến binh tỉnh Bắc Giang đã hy sinh một phần thân thể cho sự nghiệp thống nhất đất nước. Trở về đời thường dù mang trên mình thương tật song với tinh thần "xưa thắng giặc, nay thắng nghèo", nhiều người đã vươn lên làm chủ cuộc sống. 

Đau đáu nhớ về đồng đội

Ở tuổi 65, ông Phạm Xuân Côn (thương binh hạng 2) vẫn nhớ như in những ngày tháng quân ngũ... Năm 1974, ông Côn lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại mặt trận Bình Trị Thiên rồi qua chiến trường Khu 5. Đất nước thống nhất, ông được đơn vị cử đi học chuyên ngành đặc công, sau đó về công tác tại Tiểu đoàn Trinh sát 32 (Quân khu 5) tham gia chống Fulro ở Tây Nguyên, truy kích Khmer đỏ ở khu vực biên giới Tây Nam.

{keywords}

CCB Phạm Xuân Côn, thương binh hạng 2 với chiếc chân giả.

Tháng 8/1979, sau khi thất bại trên chiến trường, lực lượng Polpot vào ẩn nấp trong rừng và thường tổ chức phục kích quân ta. Đại đội trinh sát của ông có nhiệm vụ nắm tình hình, ngăn chặn các đợt phục kích, tập kích của địch. Trận đánh tại huyện RasTa Nakyri (Campuchia), ông và đồng đội vẫn bắt sống 6 tên. Sau trận đánh, địch hoang mang và giảm tấn công vào lực lượng của ta. Để tổ chức tổng tấn công vào sào huyệt lực lượng Polpot, ngày 4/12/1984, Đại đội trinh sát số 2 do ông chỉ huy được giao thực hiện nhiệm vụ do thám Sư đoàn 801, 802 của quân Polpot, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trên đường trở về ông bị vướng mìn của địch, chân trái bị cụt.

Rời quân ngũ, trở về quê hương, mỗi khi trái gió trở trời vết thương lại đau nhức, với một chân giả, sức khỏe hạn chế nhưng ông vẫn hăng say lao động. Ông đã tìm tòi, nghiên cứu và xây dựng doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng. Hiện với 4 tàu thuỷ, gần 10 xe tải, máy xúc, doanh nghiệp của ông vận chuyển xi măng, cát cho nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng trong tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 30 lao động có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Để tri ân những đồng đội đã ngã xuống vì Tổ quốc, ông Côn tích cực hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa và nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng như: Thăm hỏi gia đình liệt sĩ nhân ngày 27/7; tặng quà thân nhân đồng đội tại các tỉnh miền Trung, miền Nam. Ông chia sẻ: “Tôi lúc nào cũng đau đáu một tâm niệm là phải đi tìm lại những đồng đội năm xưa, cùng họ trở lại thăm nơi đã từng sống, chiến đấu”. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế, ông còn tích thực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao. Năm 2007, ông giành 2 huy chương Vàng nội dung chạy 100m và 400m tại Hội thi thể thao, văn nghệ người khuyết tật toàn quốc lần thứ 3.

“Tàn mà không phế”

Còn ông Dương Văn Sơn (SN 1960) thương binh 3/4, thôn Hoành Sơn, thị trấn Vôi (Lạng Giang), từng tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc. Đêm 27/2/1979, nhận lệnh từ Tiểu đoàn 141 (Sư đoàn 3), Trung đội 3 của ông có nhiệm vụ hỗ trợ Trung đội 5 đang bị bao vây tại chốt 405, xã Hoà Cư, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Sau khi hành quân đến bản Mới, ông Sơn có nhiệm vụ dùng súng B41 tiêu diệt cụm hoả lực của địch. Bắn xong hai quả B41 tiêu diệt hoả lực địch, ông di chuyển thì bị thương. Viên đạn của địch xuyên vào phổi, làm gãy xương sườn. Khi được chuyển về Bệnh viện quân y 10, ông Sơn phải phẫu thuật cắt ¼ phổi trái.

{keywords}

CCB Dương Văn Sơn bên gia đình.

Khi trở về quê hương, sức yếu, một chân bị teo do ảnh hưởng vết thương, đi lại khó khăn nhưng thương binh Dương Văn Sơn vẫn luôn nỗ lực phát triển kinh tế. Ông đã tích cực cùng gia đình chuyển đổi ruộng đất, đào ao thả cá. Nhờ chịu khó học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tế, với hơn một mẫu ao, ông Sơn cung cấp cho thị trường hơn 2 triệu cá giống/năm, cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Theo ông Lê Văn Hoan, Chủ tịch Hội CCB tỉnh, thực hiện lời dạy của Bác Hồ "thương binh tàn mà không phế”, nhiều cựu chiến binh đã trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tham gia công tác hội, công tác thiện nguyện, tích cực hiến đất làm đường giao thông, xây dựng nhà văn hóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, ý chí nỗ lực vươn lên của các cựu chiến binh đã làm tỏa sáng hình ảnh, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ" trong đời thường.

Hội CCB tỉnh Bắc Giang gặp mặt thương binh tiêu biểu
(BGĐT)-Ngày 25-7, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, CCB là thương binh tiêu biểu  nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh, Liệt sĩ 27-7 (1947-2019).
"Chiến thắng kép" của thương binh Nguyễn Văn Ngọ
(BGĐT) - Ông Nguyễn Văn Ngọ (SN 1954)- thương binh 25%, thôn Chính Lan, xã Lan Giới, huyện Tân Yên (Bắc Giang) là một điển hình trong việc vượt lên nỗi đau thương tật, chiến thắng đói nghèo, phát triển kinh tế gia đình, góp sức xây dựng quê hương. 

Hữu Trình

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...