Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cấp phiếu lý lịch tư pháp: Phối hợp chặt chẽ, tạo thuận lợi xác minh thông tin

Cập nhật: 08:11 ngày 27/11/2018
(BGĐT)- Mỗi năm, Sở Tư pháp Bắc Giang tiếp nhận và giải quyết hàng nghìn trường hợp xin cấp phiếu lý lịch tư pháp. Để việc trả kết quả đúng thời gian, đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cung cấp, tra cứu.

Một số khó khăn

Phiếu lý lịch tư pháp (LLTP) do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP cấp, có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ; thành lập, quản lý doanh nghiệp (DN), hợp tác xã trong trường hợp DN, hợp tác xã bị tòa án tuyên bố phá sản.

{keywords}

Công dân làm thủ tục xin cấp phiếu LLTP tại bộ phận một cửa (Sở Tư pháp Bắc Giang).

Theo quy định của Luật LLTP, phiếu gồm hai loại: Loại số 1 (ghi các án tích chưa được xóa) được cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức để phục vụ quản lý nhân sự, đăng ký kinh doanh, thành lập DN, hợp tác xã). Loại số 2 (ghi đầy đủ các án tích, gồm được xóa và chưa được xóa) được cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố. Năm 2018, Sở Tư pháp tiếp nhận và giải quyết hơn 7 nghìn yêu cầu cấp phiếu (chủ yếu là phiếu số 1, tăng hơn 1.500 phiếu so với năm 2017) thông qua Bộ phận một cửa, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và dịch vụ bưu chính công ích. Trong đó, hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 98%.

Trung bình mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Như, phụ trách Bộ phận một cửa của Sở Tư pháp tại Trung tâm hành chính công tỉnh tiếp đón khoảng 70 lượt công dân đến xin cấp phiếu. Hầu hết đều được cán bộ hướng dẫn chi tiết, không mất nhiều thời gian làm thủ tục. Cá biệt, anh Đồng Văn Ph ở huyện Lục Ngạn lại không khai thông tin trong phần “Án tích, nội dung bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý DN, hợp tác xã”. Với trường hợp này, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị Trung tâm LLTP Quốc gia tra cứu hồ sơ, xác minh thông tin về án tích đối với anh Ph. Bà Đỗ Thị Loan, Phó trưởng Phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp) cho biết thêm: Không ít trường hợp, người yêu cầu cấp phiếu từng sinh sống ở nhiều địa phương, có thời gian cư trú tại nước ngoài, có hành vi phạm tội phức tạp, ở nhiều nơi, gây khó khăn cho đơn vị trong xác minh lý lịch để cấp phiếu.

Năm 2018, cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án đã cung cấp 4.600 thông tin LLTP cho Sở Tư pháp, xóa bỏ cơ chế xin- cho, góp phần cấp phiếu chính xác, đúng thời gian quy định.

 Theo quy định mới, Sở Tư pháp giải quyết cả việc xóa án tích, trong khi đó số lượng cán bộ có hạn, đặc thù phải phối hợp với nhiều cơ quan nên có lúc không tránh khỏi chậm trễ. Bên cạnh đó, một số hồ sơ Trung tâm LLTP Quốc gia trả lời chậm, trả lời công dân không có thông tin về án tích trong khi đó công dân lại có án tích. Thông tin được một số đơn vị liên quan cung cấp chưa rõ về quá trình xử lý đối tượng hoặc thi hành bản án. Một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh còn lưu trữ hồ sơ thủ công, chưa ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công việc.

Giải pháp “chân kiềng”

Nhận thấy hoạt động cấp phiếu LLTP cần sự phối hợp tích cực giữa nhiều đơn vị, năm 2014, UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giải quyết các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài và tra cứu, cung cấp thông tin LLTP, yêu cầu nhiều đơn vị tham gia, trong đó Sở Tư pháp là cơ quan chủ trì. Quy chế quy định rõ nhiệm vụ tra cứu, cung cấp thông tin LLTP, thời gian làm việc nhằm hạn chế tối đa việc giải quyết yêu cầu chậm trễ, đem lại thuận lợi tốt nhất cho công dân, tổ chức, DN. Các đơn vị tích cực rà soát, xác minh, đối chiếu số liệu thông tin với Sở Tư pháp để dễ dàng tìm kiếm, tra cứu. Qua 4 năm thực hiện, mỗi cơ quan đều xác định rõ nhiệm vụ, đề cao ý thức, trách nhiệm trong công việc. Năm 2018, cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án đã cung cấp 4.600 thông tin LLTP cho Sở Tư pháp, xóa bỏ cơ chế xin- cho, góp phần cấp phiếu chính xác, đúng thời gian quy định.

Ngoài ra, ngành Tư pháp không ngừng cập nhật, xử lý thông tin để tích hợp, lưu trữ trong cơ sở dữ liệu LLTP điện tử, giúp tra cứu dễ dàng, thông tin được bảo đảm an toàn. Áp dụng giải pháp "chân kiềng" (gồm: Sở Tư pháp - Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát Bộ Công an và Trung tâm LLTP quốc gia) để dùng phần mềm “tra cứu án tích” kết hợp với máy scan tốc độ cao truyền trực tiếp (qua Internet) yêu cầu tra cứu thông tin LLTP và hồ sơ của đương sự từ Sở Tư pháp về Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (Bộ Công an) và Trung tâm LLTP quốc gia. Đẩy mạnh cải cách hành chính, Sở Tư pháp tiến hành mẫu hóa, số hóa gần 50% thủ tục, trong đó có nhiều thủ tục liên quan đến cấp phiếu. Mục tiêu đến năm 2020, Sở sẽ mã hóa, số hóa 100% hồ sơ TTHC. Hướng tới sự tiện lợi, hiện đại hóa, cán bộ tư pháp còn tích cực tuyên truyền, vận động cá nhân, tổ chức, DN xin cấp phiếu thông qua hình thức trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích nhằm tiết kiệm tối đa thời gian.

Bổ sung đối tượng quản lý lý lịch tư pháp là pháp nhân thương mại phạm tội
(BGĐT)-Ngày 25-9, Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang tổ chức tọa đàm tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực lý lịch tư pháp (LLTP) trên địa bàn tỉnh. 
 
Đề xuất áp dụng phiếu lý lịch tư pháp điện tử
Tin từ Bộ Tư pháp, hiện 63 đơn vị (gồm Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và 62 sở tư pháp) đang sử dụng phân hệ đăng ký cấp phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến, trong đó có 57 đơn vị đã tích hợp đăng ký trực tuyến với dịch vụ nhận hồ sơ, trả kết quả cấp phiếu thông qua dịch vụ bưu chính. 
 

Mạc Yến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...