Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những dấu mốc không thể lãng quên

Cập nhật: 09:56 ngày 15/02/2019
(BGĐT) - Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 do Trung Quốc phát động xâm lược Việt Nam đã qua 40 năm. Dù chỉ kéo dài một tháng khi Trung Quốc tuyên bố rút quân vào giữa tháng 3-1979 nhưng kết thúc thực sự vào năm 1989. Lịch sử dân tộc ta mãi khắc ghi những ngày tháng oanh liệt đó.
{keywords}

Bộ đội sẵn sàng ra mặt trận bảo vệ Tổ quốc. Ảnh tư liệu.

Tiếng súng vang trên bầu trời biên giới

Rạng sáng ngày 17-2-1979, Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt đưa quân xâm lược biên giới Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến một tháng (từ ngày 17-2 đến 18-3) trên địa bàn 6 tỉnh: Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.

Cuộc chiến tự vệ chính đáng của Việt Nam

Bước vào cuộc chiến không cân sức, quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã tổ chức các đợt phòng ngự, đẩy lùi từng đợt tiến công của quân Trung Quốc. Tuy nhiên, do có ưu thế quân đông và nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật nên quân Trung Quốc đã tiến sâu vào nội địa ta trên một số hướng.

Cùng lúc đó, một cuộc chuyển quân thần tốc của ba quân đoàn chủ lực Việt Nam trở về bảo vệ biên giới diễn ra bằng đường biển, đường bộ và đường hàng không. Liên Xô lập cầu hàng không tương trợ cho Việt Nam, đưa quân từ mặt trận Campuchia ra thẳng miền Bắc.

Lê Đình Chinh - người lính đầu tiên hy sinh

Trước khi phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã dựng nên sự kiện "nạn kiều" khiến tình hình biên giới hai nước căng thẳng. Ngày 12-7-1978, nước này bất ngờ ra lệnh đóng cửa biên giới khiến hàng nghìn người Hoa bị dồn ứ ở cửa khẩu gây náo loạn vùng biên.

Ngày 27-8-1978, Lê Đình Chinh, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an vũ trang nhân dân (nay là Bộ đội Biên phòng) bị công an biên phòng Trung Quốc vượt biên sát hại khi đang bảo vệ cán bộ làm nhiệm vụ động viên người Hoa trở về làm ăn sinh sống. Anh hy sinh trên đồi Pù Tèo Hào, sát km số 0, là chiến sĩ đầu tiên ngã xuống ở mặt trận biên giới phía Bắc khi tròn 18 tuổi.

{keywords}

Bộ đội thông tin liên lạc tại mặt trận Lào Cai. Ảnh tư liệu.

Tổng động viên toàn quốc ngày 5-3-1979

Sáng thứ Hai 5-3-1979, mở đầu chương trình thời sự đặc biệt kéo dài 90 phút, Đài Tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt Lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước: "Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc".

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường, quyết định tổng động viên. Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh ra lệnh Tổng động viên. Mọi công dân trong lứa tuổi do luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc. 50 triệu người Việt Nam sẵn sàng cho tình thế chuyển từ thời bình sang thời chiến.

Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân

Lệnh tổng động viên được ban bố sáng 5-3, thì chiều cùng ngày phía Trung Quốc bất ngờ tuyên bố rút quân. Thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho Trung Quốc rút quân. Ngày 18-3-1979, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân khỏi nước ta. Trước khi rút, chúng còn tàn phá một số làng mạc, phá hoại công trình di tích, bệnh viện, trường học, giết hại nhiều người dân vô tội.

Cuộc chiến kéo dài 10 năm

Mặc dù tuyên bố rút quân nhưng trên thực tế, chiến tranh biên giới phía Bắc kéo dài suốt 10 năm (1979-1989) khi Trung Quốc duy trì nhiều sư đoàn, trung đoàn độc lập áp sát biên giới lấn chiếm lãnh thổ, biến Việt Nam thành thao trường. Các đơn vị chủ lực Việt Nam thay phiên nhau bổ sung quân cho chiến trường phía Bắc. Nhiều đợt nhập ngũ diễn ra. Trong cuộc chiến này, hàng nghìn thanh niên Việt Nam tuổi 18-20 đã mãi nằm lại trên dải biên cương.

Việt - Trung bình thường hóa quan hệ

Năm 1991, Việt - Trung bình thường hóa quan hệ. Hai bên tuyên bố sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi; cùng tồn tại hòa bình.

Từ khi bình thường hóa đến nay, về tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc khôi phục nhanh, phát triển mạnh trên mọi lĩnh vực: Chính trị, ngoại giao; kinh tế; giáo dục-đào tạo, văn hóa, du lịch; biên giới lãnh thổ và quốc phòng an ninh.

Mùa Xuân Trường Sa
(BGĐT)- Mỗi khi Tết đến, Xuân về, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân lại tổ chức những chuyến tàu mang hàng hóa, quà Tết gửi quân và dân trên các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đi biển vào dịp này thường rất vất vả, phải gặp sóng to, gió lớn song những ai được đi theo chuyến tàu này đều thấy tự hào bởi đã mang hơi ấm tình cảm từ đất liền vượt muôn trùng khơi đến với những người lính đang ngày đêm vững tay súng bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 
Hội thảo đầu tiên về chiến tranh biên giới Tây Nam dưới góc độ Sử học
Ngày 5-4, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) cùng Hội Khoa học Lịch sử TP  Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam" với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong cả nước. 
 
Viện KSND tỉnh Bắc Giang đứng đầu ngành về chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin
(BGĐT)- Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao vừa công bố thứ tự xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Viện kiểm sát địa phương năm 2018. 
 

Thu Phong (Tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...