Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xung phong giữ đất biên thùy

Cập nhật: 07:00 ngày 23/02/2019
(BGĐT) - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975, anh lính trẻ Lê Xuân Nội không trở về quê hương mà chuyển sang lực lượng công an nhân dân vũ trang (nay là bộ đội biên phòng). Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, anh là một trong những người trực tiếp tham gia.

Gặp ông Lê Xuân Nội tại nhà riêng ở đường Bảo Ngọc, phường Đa Mai (TP Bắc Giang), 40 năm đã trôi qua nhưng trong ký ức của ông, những hình ảnh về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc vẫn còn đọng lại rõ ràng. Tháng 8-1970, khi vừa tròn 20 tuổi, Lê Xuân Nội nhập ngũ, tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam.

Sau giải phóng, anh xung phong lên biên giới Cao - Lạng, công tác trong lực lượng biên phòng, sau đó được cử đi học lớp đồn trưởng. Tháng 12-1978, anh làm chính trị viên Đồn Biên phòng Tân Thanh 201 thuộc Bộ đội biên phòng tỉnh Lạng Sơn.

{keywords}

Cựu chiến binh Lê Xuân Nội.

Gợi chuyện chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, ông kể: Những năm đầu đất nước thống nhất,trên vùng biên giới Việt- Trung chỉ có bộ đội biên phòng, dân quân địa phương làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ. Do bị tuyên truyền, kích động nên hàng nghìn người Việt gốc Hoa lo sợ, bỏ của, bỏ làng mạc, ruộng vườn ở Việt Nam để tìm đường vượt biên về bên Trung Quốc. 

Là người lính biên phòng, ông và nhiều đồng đội thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; đồng thời nắm bắt tâm lý, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của bà con người Hoa, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho Hoa kiều trở về nước. Khi được bộ đội biên phòng Việt Nam tuyên truyền, giải thích, nhiều người Hoa đã hiểu rõ được bản chất của “sự kiện nạn kiều” nên đã ở lại Việt Nam, hạn chế sự ra đi ồ ạt.

Trước diễn biến căng thẳng ấy, Đảng và Nhà nước ta đã kiên trì chủ trương giải quyết bằng biện pháp hòa bình, ổn định để hàn gắn vết thương trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, thế nhưng mọi nỗ lực, mong muốn đã không được đáp ứng. 

Ông nhớ lại: Rạng sáng 17-2-1979, thời điểm đó bà con nơi biên giới vẫn đang vui xuân, tận hưởng không khí Tết cổ truyền thì một cuộc động binh quy mô lớn của Trung Quốc khiến nhân dân Việt Nam và cả thế giới sững sờ. Trung Quốc bất ngờ ồ ạt xua quân, sử dụng xe tăng, xe bọc thép, pháo cơ giới bắn phá vào 6 tỉnh biên giới thuộc lãnh thổ Việt Nam gồm: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

Tại tỉnh Lạng Sơn, chứng kiến những loạt đạn pháo phía bên kia nã dồn dập vào bản làng và các trận địa của ta, Đồn Biên phòng 201 và lực lượng vũ trang địa phương đã chặn đánh các mũi tiến công suốt ba ngày (từ 17 đến 20-2). Lạng Sơn có 10 đồn, bộ đội biên phòng đã trực tiếp chiến đấu, liên tục đánh chặn khi chúng tràn sang, nhiều lúc bộ đội ta dũng cảm đánh giáp lá cà, gây cho đối phương nhiều thiệt hại. 

{keywords}

Cựu chiến binh Lê Xuân Nội và đồng đội chiến đấu tại địa bàn xã Tân Thanh (Lạng Sơn) thăm lại chiến trường xưa.

Quá trình diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ huy quân và dân ta phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, sử dụng lực lượng vũ trang của các tỉnh, thành phố phía sau lên tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Do không đạt được mục đích đề ra, bị quân và dân ta giáng trả mạnh mẽ đồng thời bị dư luận tiến bộ thế giới lên án, ngày 5-3-1979, Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng. Trước khi rút, chúng còn tàn phá một số làng mạc, phá hoại công trình, di tích lịch sử văn hóa, bệnh viện, trường học, giết hại nhiều người dân vô tội. Trên thực tế, cuộc chiến này còn kéo dài 10 năm (đến năm 1989) mới thực sự kết thúc. 

{keywords}

Mong mỏi của tôi cũng như những đồng đội là mọi người phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm giữ vững độc lập chủ quyền, ổn định chính trị để xây dựng và phát triển đất nước.


Cựu chiến binh Lê Xuân Nội

Trong thời gian đó, Đồn biên phòng 201 ngoài nhiệm vụ sẵn sàng bảo vệ biên giới còn tăng cường xuống địa bàn để cứu đói người dân, động viên bà con yên tâm sản xuất, không đi vào vùng cấm...

Lật giở những tấm ảnh lưu lại kỷ niệm chiến đấu, công tác 10 năm ở Đồn Biên phòng Tân Thanh và Bộ Chỉ huy Biên phòng Lạng Sơn, cả những tư liệu về cuộc chiến đấu bảo vệ chính nghĩa đó, ông Nội bùi ngùi: Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ hữu nghị anh em ấm lại, thương mại vùng biên phát triển. 

Lạng Sơn nay đã được tái thiết, nhiều điểm kinh doanh, buôn bán giữa hai bên thịnh vượng, sầm uất; vết thương chiến tranh đã, đang dần khép lại. Mong mỏi của tôi cũng như những đồng đội là mọi người phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, tỉnh táo trước những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm vững độc lập chủ quyền, ổn định chính trị để xây dựng và phát triển đất nước.

40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ký ức Vị Xuyên và nghĩa tình đồng đội
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Hà Giang là một trong những chiến trường trọng điểm. Đặc biệt, từ năm 1984 đến năm 1989, cuộc chiến đấu diễn ra hết sức ác liệt ở phía Bắc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
 
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Ký ức người chỉ huy trận chiến ác liệt tại Nà Sác, Cao Bằng
Những ngày đầu tháng 2-2019, chúng tôi có dịp gặp Thiếu tướng Trần Hữu Hoàn, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cao Bằng, nghe ông kể về những ngày tháng chiến đấu ác liệt tại trận địa Nà Sác (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
 
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Những ký ức không quên
Một mùa Xuân nữa lại về trên những rẻo cao biên giới của tỉnh Lào Cai. Sự ấm no, hạnh phúc, bình an đã hiển hiện trong từng nếp nhà của đồng bào các dân tộc Mông, Nùng, Dao, Hà Nhì… ở địa phương - nơi có con sông Hồng chảy vào đất Việt. Trải qua 40 năm, mảnh đất Lào Cai đang từng ngày thay da đổi thịt. Hình ảnh về cuộc chiến tháng 2-1979 có lẽ chỉ còn lại trong ký ức của những người lính già ở miền biên viễn này.
 
40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc: Sức sống mới trên vùng biên cương Lạng Sơn
Nhân dịp năm mới, chúng tôi lên thăm và tìm hiểu đời sống kinh tế nơi vùng biên giới tỉnh Lạng Sơn sau 4 thập kỷ xảy ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Đâu đâu cũng ngút ngàn màu xanh của cây lá, thấp thoáng xa xa những mái ngói mới đỏ tươi, khẳng định một một sức sống mới ở vùng biên cương của Tổ quốc.
 
Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thể hiện tính chất chính nghĩa của Việt Nam, mà công luận tiến bộ thế giới cũng đã thừa nhận.
 

Thu Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...