Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kể chuyện chiến tranh để thấu hiểu hòa bình

Cập nhật: 09:00 ngày 26/04/2019
(BGĐT)- Chiến tranh là hoang tàn đổ nát, là mất mát đau thương. Hơn bốn chục năm trôi qua kể từ ngày miền Nam được giải phóng, mỗi lần gặp lại nhau nhân Ngày Chiến thắng, những người cựu binh Bắc Giang tự hào kể về năm tháng tuổi trẻ chiến đấu nơi chiến trường khốc liệt, từ đó thêm trân quý giá trị lớn lao của hòa bình hôm nay.

Cựu chiến binh Ngô Thanh Thiệp ở phường Đa Mai (TP Bắc Giang) tâm sự với tôi rằng: "Chiến tranh rất khốc liệt, lựu đạn neo sát lưng, máy bay gầm rú trên đầu, bước vào trận xác định là hy sinh. Năm 1972, tôi 18 tuổi, cùng với bạn bè hừng hực khí thế lên đường vào Nam chiến đấu. Đơn vị được đi tàu hỏa từ Hà Bắc vào ga Vinh, sau đó ban đêm đi bộ hành quân thần tốc vào vùng địch hậu B2 (các tỉnh: Mỹ Tho, Bến Tre, Gò Công). 

{keywords}

Các cựu chiến binh quân giải phóng Miền Đông Nam Bộ TP Bắc Giang gặp nhau ôn lại kỷ niệm chiến trường.

Nhiệm vụ của Trung đoàn 24, Quân khu 8 chúng tôi là tập kích, đánh chặn mang tính chất phá vỡ tổ chức, tiêu hao lực lượng của Ngụy quyền, đồng thời phải nhanh chóng rút khỏi trận địa, nếu không chúng tiến hành dập pháo toàn bộ khu vực này sẽ thiệt hại lớn".

Bốt Ngã Sáu (huyện Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho) còn gọi là Ngã Sáu sông - một trong những nơi diễn ra cuộc chiến ác liệt giữa ta và địch. Ông Thiệp và đồng đội phải bơi vượt sông hòng chiếm lô cốt đầu cầu. Chiếm được rồi tiếp tục phối hợp với lực lượng pháo binh khác bắn vào hàng rào bê tông cao chót vót lấy lỗ hổng chui qua tiến vào bên trong tiếp tục chiến đấu. Trận này gọi là chiến thắng Ngã Sáu - Bằng Lăng diễn ra từ ngày 11 đến 14-3-1975, là trận đánh khởi đầu Chiến dịch mùa khô đợt II giữa lực lượng chủ lực Quân khu 8 kết hợp với lực lượng địa phương và nhân dân Cái Bè, giúp mở rộng vùng giải phóng.

Trong vòng 4 ngày, với sự phối hợp chặt chẽ của 3 thứ quân, đặc biệt là bộ đội chủ lực, thực hiện chiến thuật “Vây tấn - lấn phá - triệt - diệt”, ta đã đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn Ngụy; đánh tiêu hao tiểu đoàn bảo an 453. Chính tại đây, ông Thiệp bị trúng đạn, tỷ lệ thương tật 41%. “Tôi vẫn còn may mắn là được sống trở về. Năm 1972, tại Đa Mai có 9 người nhập ngũ cùng tôi đợt đó. 4 người cùng tuổi tên Thử, Thời, Nội, Quyết đã anh dũng hy sinh. Ngày hòa bình, tôi đến nhà Nội, xin được làm con của cha mẹ Nội với mong muốn phần nào khỏa lấp sự mất mát của gia đình”- ông Thiệp ngậm ngùi.

Nghe những câu chuyện về chiến tranh, chúng ta thấu hiểu sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ, những mất mát, đau thương của những Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thế hệ thương binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong... Chiến tranh qua rồi, nhưng với họ - những người lính, kỷ niệm chiến trường luôn còn mãi trong ký ức.

Chiến tranh, ngoài sự khốc liệt của bom đạn còn có sự khắc nghiệt của thời tiết, đau đớn của bệnh tật. Bước qua ngưỡng tuổi 75, người lính - giáo viên Đoàn Văn Phú ngày ấy nay nghỉ hưu ở phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang). 

Ông kể: "Năm 1965, khi đang dạy học ở quê hương, tôi được lệnh vào bộ đội. Ngày 6-1-1966, cả Sư đoàn kéo quân vào miền Nam. Đi bộ hành quân qua dãy Trường Sơn nắng cháy rát lưng, dọc đường đi lương thực thiếu, ăn uống kham khổ, 6 lạng gạo chia 3 bữa ăn trong ngày, đói run người. Với khẩu hiệu “Vai đồng, chân sắt, mắt ngựa, bụng thần tiên”, anh em vẫn dồn dập tiến bước, vậy mà cũng phải hơn 4 tháng sau mới đến được chiến trường miền Đông Nam Bộ. Sợ nhất là bị bệnh sốt rét, rét từ trong cơ thể rét ra, phải lấy nilon quấn chặt quanh người để chống phù, tích nước, bụng chướng. Một viên thuốc lẽ ra chỉ một người uống nhưng do thiếu nên phải hòa loãng với nước chia cho nhiều anh em mỗi người một ngụm. Nhìn đồng đội chết dần chết mòn vì thiếu thuốc mà bất lực, đành gạt nước mắt chôn cất vội vàng trong rừng và tiếp tục bước chân hành quân".

Tự hào có mặt trong đội hình quân giải phóng, hùng dũng bước đi trên đường phố Sài Gòn- Gia Định sau bao nhiêu năm cùng đồng đội chiến đấu cho ngày Bắc-Nam sum họp, cứ đến dịp này, những cựu chiến binh quân giải phóng miền Đông Nam Bộ TP Bắc Giang lại tề tựu bên nhau. Trong số đó có “Dũng sĩ diệt Mỹ” Nguyễn Quang Trụ (SN 1949) ở phường Dĩnh Kế. Là lính Trung đoàn 33 Anh hùng với những chiến công lừng lẫy trên khắp các chiến trường Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, 19 tuổi, ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai khi một trận mà tiêu diệt được 8 giặc Mỹ.

“Mới vào chuẩn bị cho trận đánh, nhiều người hỏi tôi có run không. Bảo là không run thì không đúng đâu, lo sợ lắm chứ, trời không rét mà hai hàm răng cứ va vào nhau lập cập. Nhưng khi đã xác định tư tưởng, cảm giác lo sợ tan biến, cứ nhằm thẳng quân thù mà bắn thôi”- ông Trụ kể. Trở về quê hương mang trong mình thương tật, mất 65% sức khỏe, vết thương còn hằn sâu trong cơ thể, mỗi khi trái gió trở trời là đau đớn nhưng ông luôn cảm thấy hạnh phúc vì được sống trong hòa bình, nhìn thấy đất nước quê hương đổi mới, cuộc sống của nhân dân ngày càng tốt đẹp hơn. Ông ngậm ngùi đọc cho tôi nghe mấy vần thơ tự sáng tác, để nhớ mãi những đồng đội năm nào: “Đoàn quân năm xưa ra đi rất đông. Nay nhiều người không bao giờ về nữa. Nén lòng mình thắp vài nén hương thơm. Qua làn khói như các anh về gặp mặt…”

Nghe những câu chuyện về chiến tranh, chúng ta thấu hiểu sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sĩ, những mất mát, đau thương của những Mẹ Việt Nam Anh hùng, các thế hệ thương binh, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong... Chiến tranh qua rồi, nhưng với họ - những người lính, kỷ niệm chiến trường luôn còn mãi trong ký ức. Đất nước Việt Nam chúng ta đã nối liền một dải “từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái”, Bắc Nam sum họp một nhà. Có được hòa bình hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải hy sinh bao xương máu, đương đầu với bao cuộc chiến tranh. Vì thế, hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình, của ổn định và quyết tâm giữ gìn nền hòa bình ấy.

Giải quyết chế độ cho người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc: Hàng trăm hồ sơ ở huyện Việt Yên bị trả lại, vì sao?
(BGĐT) - Cùng tham gia lao động, sản xuất, phục vụ chiến đấu tại biên giới phía Bắc giai đoạn 1978-1982 nhưng người được xem xét giải quyết chế độ, người chưa. Đây là lý do hàng trăm cựu công nhân (CCN) huyện Việt Yên (Bắc Giang) băn khoăn, có đơn đề nghị làm rõ.
 
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn - người khắc họa chiến tranh bằng âm điệu
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn bước vào đời là bước vào cuộc cách mạng lớn của dân tộc và làm nghệ thuật cũng chính là để phục vụ cuộc cách mạng giải phóng con người.
 
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên lần hai: Hàn Quốc tin tưởng khả năng đạt được tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên
Ngày 25-2, người phát ngôn Phủ Tổng thống Hàn Quốc Kim Eui-kyeom nhận định Mỹ và Triều Tiên có thể nhất trí về cách thức tuyên bố kết thúc Chiến tranh Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới đây tại Việt Nam.
 
Tính chính nghĩa của Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc thể hiện tính chất chính nghĩa của Việt Nam, mà công luận tiến bộ thế giới cũng đã thừa nhận.
 
Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: Thắng lợi của nhân loại tiến bộ
Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chiến thắng 7-1-1979 là thắng lợi chung của nhân dân hai nước, của nhân loại tiến bộ trên thế giới.
 
Trưng bày sách chuyên đề "Chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam"
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam, Thư viện Quân đội đã tổ chức khai mạc trưng bày sách chuyên đề “Chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam”.
 

Thu Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...