Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 27 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhức nhối nạn bảo kê, đòi nợ thuê

Cập nhật: 09:42 ngày 22/05/2019
(BGĐT) - Mặc dù ngành công an đã triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm hoạt động theo kiểu xã hội đen, bảo kê, đòi nợ thuê nhưng những ổ nhóm này vẫn ngấm ngầm hoạt động, gây nhức nhối dư luận.

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xảy ra một loạt các vụ vi phạm pháp luật liên quan đến tranh giành địa bàn, nhân viên phục vụ quán hát và đòi nợ thuê. Nổi cộm là vụ gây rối trật tự công cộng xảy ra vào cuối tháng 4 ở thị trấn Kép (Lạng Giang). 

Hai nhóm thanh niên gần 70 người do hai đối tượng ở xã Tân Thịnh là Đồng Văn Hưng (SN 1993), thôn Thanh Bình và Nguyễn Văn Hinh (SN 1994), thôn Đồng 1 cầm đầu vì tranh giành nhân viên nữ phục vụ quán karaoke đã tụ tập sử dụng nhiều dao kiếm, bom xăng tự chế gây chiến với nhau.

{keywords}

Đối tượng Nguyễn Văn Hinh (SN 1994)ở thôn Đồng 1, xã Tân Thịnh (Lạng Giang) cầm đầu nhóm thanh niên trong vụ gây rối trật tự trên địa bàn.

Trước đó, ngày 16-4, tại nhà anh Thân Văn Được ở thôn Sòi, xã Đồng Sơn (TP Bắc Giang), hai anh Thân Văn Hùng, Trịnh Văn Đông (cùng SN 1983, ở địa chỉ trên) bị một nhóm thanh niên mang theo đao, kiếm truy đuổi, chém nhiều nhát vào người. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Bắc Giang đã làm rõ 7 đối tượng liên quan. Nguyên nhân được xác định do hai nạn nhân nợ tiền một số đối tượng chưa trả nên nhóm thanh niên trên hành hung để đòi nợ.

Gây ra những vụ việc trên hầu hết đều do thành viên của các nhóm bảo kê, nổi cộm là những cái tên như: TN, HL, LX, TT, TA, KĐ… Theo thỏa thuận, các nhóm phân chia địa bàn, hoạt động theo từng lĩnh vực, có giao ước về phương thức, cách thức hoạt động. Tuy nhiên, mặc dù đã phân định nhưng vì lợi nhuận, không ít vụ hỗn chiến, nổ súng xảy ra giữa các nhóm với nhau. Nhóm đòi nợ thuê đã có hành vi cố ý gây thương tích cho người dân liên quan đến nợ nần ở xã Song Khê, Đồng Sơn (TP Bắc Giang); thị trấn Thắng (Hiệp Hoà); thị trấn Nếnh, xã Quang Châu, Hoàng Ninh (Việt Yên)…

{keywords}

Người dân không nên vì e ngại mà để các đối tượng khống chế, thu tiền không đúng quy định. Người dân cần tích cực hơn nữa trong phối hợp, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra nhằm đưa kẻ xấu ra trước pháp luật”.



Đại tá Dương Văn Sáu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang

Tại huyện Việt Yên, một trong những tệ nạn gây nhức nhối dư luận là tình trạng bảo kê hoạt động mại dâm núp dưới các quán cà phê thư giãn dọc tuyến tỉnh lộ 295B. Những cơ sở ở khu vực này được một nhóm bảo kê đứng lên quản lý. Khách mua vui hầu hết đều bị lấy trộm tài sản như ví tiền, điện thoại… 

Khi khách yêu cầu làm rõ lập tức xuất hiện đối tượng xăm trổ, bặm trợn đến đe dọa, thậm chí hành hung. Một số nạn nhân trình báo cơ quan công an nhưng số vụ việc được làm rõ còn hạn chế khiến các đối tượng coi thường pháp luật. Không ít nhóm còn táo tợn đến từng hộ kinh doanh để thu tiền bảo kê. Anh N bán hàng nước ở xã Hồng Thái (Việt Yên) chia sẻ, để có thể yên ổn làm ăn, hằng tháng anh đều phải đóng tiền cho một thanh niên. Tên này là thành viên trong nhóm bảo kê do ĐĐ đứng đầu.

Qua tin báo của người dân và quản lý địa bàn, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Năm 2018, Công an TP Bắc Giang kiểm tra gần 100 lượt, phát hiện, thu giữ nhiều hung khí, vũ khí thô sơ, ma tuý ở những địa điểm có các ổ nhóm nuôi nhân viên phục vụ quán hát. Đồn Công an Quang Châu (Việt Yên) nhiều lần can thiệp, giải tán các nhóm khi xảy ra hỗn chiến, thanh toán lẫn nhau ở khu vực Khu công nghiệp Quang Châu. Hay cách đây hơn một tháng, Công an huyện Lạng Giang triển khai tổ công tác đặc biệt giải tán các nhóm thanh niên tụ tập ban đêm, có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng.

Theo cơ quan chức năng, tham gia những ổ nhóm trên chủ yếu là đối tượng có tiền án, tiền sự hoặc nghiện ma túy. Một tên đứng lên tập hợp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Do đó, khi xảy ra sự vụ, đối tượng gây án, bị bắt thường chỉ là người giúp sức chứ không phải chủ mưu nên chưa thể xử lý triệt để. Các thỏa thuận, yêu cầu về thu phí, phân chia địa bàn của các đối tượng đều thông qua lời nói nên khi cơ quan chức năng thu thập chứng cứ phạm tội gặp khó khăn. Bên cạnh đó, người dân, bị hại thường e ngại, không dám đứng ra tố cáo vì lo lắng bị các đối tượng trả thù.

Tồn tại tình trạng trên có một phần trách nhiệm của chính quyền cơ sở, ngành chức năng thiếu chủ động trong công tác nắm tình hình, chưa quyết liệt điều tra, làm rõ một số vụ án liên quan đến các nhóm bảo kê dẫn tới các đối tượng nhờn luật. Tình trạng trộm cắp tài sản ở những quán cà phê thư giãn ở huyện Việt Yên là một trong những ví dụ nổi bật. Số vụ án được làm rõ, xử lý chỉ đạt khoảng 50% số đơn trình báo mà cơ quan công an tiếp nhận của bị hại.

Trước thực trạng trên, Bộ Công an ban hành văn bản chỉ đạo công an các tỉnh, TP mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp những ổ nhóm như trên. Công an tỉnh chỉ đạo các địa phương, phòng nghiệp vụ đẩy mạnh kế hoạch đấu tranh, phòng chống tội phạm và thực hiện chuyên đề nghiên cứu về tội phạm tín dụng đen, bảo kê tệ nạn xã hội. Đồng thời, chú trọng công tác nắm tình hình, quản chặt đối tượng tại địa bàn nhằm kịp thời phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn để gọi hỏi răn đe, giáo dục, phòng ngừa vi phạm.

Nhóm bảo kê tại chợ đầu mối Long Biên bị đề nghị truy tố
Nhóm bốc dỡ hàng ở chợ Long Biên bị cáo buộc dùng nhiều thủ đoạn để cưỡng đoạt tiền của tiểu thương.
 
Bắt khẩn cấp "con nợ" đánh ba thanh niên đi đòi nợ thuê
Chiều 8-4, Công an thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Đỗ Đức Lân, người trực tiếp đánh đập, hành hung 3 thanh niên từ TP Hồ Chí Minh (HCM) ra Quảng Ninh đòi nợ thuê.
 
Công an Bắc Giang bắt giữ một đối tượng và thu nhiều đao kiếm dùng để đòi nợ thuê
(BGĐT) - Sáng nay (29-12), Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã bắt giữ một đối tượng về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Khám xét tại nhà đối tượng thu giữ 53 giấy tờ vay nợ, súng tự chế, 9 đao kiếm dùng để đòi nợ thuê.
 
Cấm đòi nợ thuê?
(BGĐT)- Nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn khi mới đây có địa phương kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ đưa loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh. Vậy có thể cấm hay không loại hình kinh doanh này?
 

PV Nội chính

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...