Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quản lý hồ sơ, căn cước can phạm: Góp phần lập nên những chiến công

Cập nhật: 08:54 ngày 26/10/2020
(BGĐT) - Quản lý khoa học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, khai thác hồ sơ, căn cước can phạm tại Phòng Hồ sơ (Công an tỉnh Bắc Giang) đã góp phần giúp các đơn vị, địa phương nâng cao hiệu quả khám phá án, xử lý đối tượng phạm tội.

Cẩn trọng, tận tâm

Sáng 24/10, tôi có mặt tại Phòng Hồ sơ (Công an tỉnh) theo lịch hẹn làm việc. Dù là ngày nghỉ nhưng tại những bộ phận tra cứu thông tin, khu vực tàng thư, cán bộ đơn vị vẫn tập trung cao cho công việc. Với cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ quản lý hồ sơ, bên cạnh việc phải làm chủ hệ thống cơ sở dữ liệu nghiệp vụ để nhập, xử lý các loại thông tin tài liệu một cách chính xác còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, thận trọng. 

{keywords}

Cán bộ Phòng Hồ sơ nhập dữ liệu căn cước can phạm vào hệ thống quản lý trên máy tính.

Được biết, hệ thống tàng thư căn cước can phạm tại Phòng Hồ sơ đang quản lý tất cả thông tin, tài liệu về đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật bị bắt giữ cùng với tài liệu diễn biến, kết quả xử lý can phạm, đối tượng truy nã trên địa bàn tỉnh. Thiếu tá Trần Thị Ngọc, Đội trưởng Đội Tàng thư, căn cước căn phạm chia sẻ: “Tội phạm luôn tranh thủ thời gian để lẩn trốn, tẩu tán tài sản, xóa dấu vết nên việc tra cứu thông tin, truy nguyên dấu vết tại hiện trường nhanh sẽ góp phần sớm làm rõ đối tượng gây án. Do đó, khi được giao nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ đột xuất, bất kể ngày đêm, chúng tôi luôn tập trung cao để tra cứu, tìm hiểu, cung cấp thêm thông tin, tài liệu về những hiềm nghi cho các đơn vị nghiệp vụ”.

Tuy không trực tiếp tham gia chiến đấu như các đơn vị nghiệp vụ nhưng thực tế cho thấy, nhiều chuyên án lớn có tính chất đặc biệt nguy hiểm, phức tạp đã được khám phá nhờ tra cứu hồ sơ, căn cước can phạm. Từ thông tin có được tại “kho hồ sơ” đã chỉ rõ các mối quan hệ, địa chỉ đối tượng lẩn trốn, góp phần khai thông quá trình điều tra, phát hiện chính xác thủ phạm gây án. 

Đơn cử như tháng 4/2020, Phòng Hồ sơ nhận yêu cầu tra cứu của Công an huyện Yên Dũng về một số dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ trộm cắp điện thoại tại tổ dân phố Phố, thị trấn Tân An (Yên Dũng). Sau khi xử lý vân tay trên hệ nhận dạng vân tay tự động (VAFIS), kết hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác, đơn vị xác định vân tay thu được trùng khớp với vân tay của người có tên là Vũ Đức Thành (SN 1991) trú tại thôn An Xá, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (tỉnh Hải Dương). 

Nhờ đó, cơ quan điều tra đã nhanh chóng lật tẩy được hành vi trộm cắp của đối tượng, làm rõ vụ án. Không chỉ trong vụ án này mà ở nhiều vụ án khác, những thông tin, dữ liệu được Phòng Hồ sơ cung cấp đã góp phần làm nên những chiến công.

Quản lý khoa học, khai thác hiệu quả

Trung bình mỗi ngày, Phòng Hồ sơ tiến hành tra cứu gần 100 yêu cầu xác minh của công an các đơn vị nghiệp vụ, địa phương trong tỉnh. Từ đầu năm đến nay, Phòng Hồ sơ đã tiếp nhận, trả lời hơn 32,2 nghìn yêu cầu tra cứu, cung cấp hàng chục nghìn bản trích lục tiền án, tiền sự phục vụ điều tra, truy tố, xét xử, xác minh nhân sự, bảo vệ chính trị nội bộ và làm rõ danh tính nạn nhân tử vong chưa rõ tung tích.

Từ đầu năm đến nay, Phòng Hồ sơ (Công an tỉnh) tiếp nhận, trả lời hơn 32,2 nghìn yêu cầu tra cứu thông tin phục vụ công tác điều tra tội phạm về hình sự, kinh tế, ma túy, truy bắt đối tượng truy nã…

Ngoài ra, công tác tàng thư còn góp phần làm rõ không ít đối tượng truy nã ở ngoài xã hội "thay tên, đổi họ" tiếp tục gây án và nhập trại với tội danh mới hoặc lẩn trốn ở các địa phương khác làm ăn, sinh sống. Đồng thời phục vụ tốt công tác tha, giảm án, đặc xá...

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý hồ sơ tại đơn vị, việc lập và xử lý tài liệu sau khi lập căn cước được cán bộ Phòng Hồ sơ thực hiện cẩn trọng, tỉ mỉ, khoa học với phương châm “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”. Nhờ đó, việc thu thập, quản lý thông tin diễn biến đối tượng và kết quả tra cứu, khai thác tàng thư ngày càng nâng cao, bảo đảm nhanh chóng, chính xác. Với kết quả ứng dụng công nghệ thông tin trong những năm vừa qua, hệ thống thông tin tại cơ quan quản lý hồ sơ Công an tỉnh đã có bước phát triển. Một số hệ thống thông tin, tàng thư nghiệp vụ đã được điện tử hóa thành cơ sở dữ liệu liên kết tạo thuận lợi trong quản lý khai thác dữ liệu.

Thượng tá Thân Văn Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết: "Thời gian tới, Công an tỉnh tiếp tục đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ và thiết lập các hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử; góp phần nâng cao chất lượng thông tin nhập, bổ sung, xử lý, lưu trữ và khai thác cung cấp thông tin nghiệp vụ tại cơ quan hồ sơ. Qua đó làm tốt công tác quản lý, nâng cao chất lượng khai thác dữ liệu thông tin, góp phần đấu tranh, phòng, chống tội phạm, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội".

Tuyên án các bị cáo phạm tội "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân"
Ngày 22/9, sau 2 ngày xét xử và nghị án, TAND TP Hồ Chí Minh tuyên án đối với 20 bị cáo trong vụ án "Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân", "Chế tạo, tàng trữ, mua bán trái phép vật liệu nổ". 
Xét xử vụ án tại Đồng Tâm: Hành vi phạm tội với động cơ, mục đích giết người rõ ràng
Sáng 9/9, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã luận tội 29 bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Trong đó, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân phân tích về hành vi của nhóm 6 bị cáo gồm: Lê Đình Công, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Tuyển bị Viện Kiểm sát nhân dân truy tố về tội “Giết người”.
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Cần thêm quy định tăng tính răn đe
(BGĐT) - Tỷ lệ nhóm tội xâm phạm sở hữu gồm trộm cắp, cướp, cướp giật tài sản chiếm khoảng 50% trong tổng cơ cấu tội phạm. Hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có cũng có mối quan hệ mật thiết với nhóm tội này, tuy nhiên, việc phát hiện, xử lý hành vi này còn gặp khó.
Công an Bắc Giang bắt giữ nhiều đối tượng phạm tội về ma túy
(BGĐT) - Những ngày qua, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Bắc Giang) và công an nhiều địa phương liên tục phát hiện, bắt giữ nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn.
Tăng cường đấu tranh với các đối tượng lợi dụng không gian mạng để phạm tội
Các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối trong nước đã triệt để sử dụng không gian mạng, chủ yếu là mạng xã hội (MXH) Facebook, Youtube để phá hoại tư tưởng, từng bước triển khai âm mưu “diễn biến hòa bình” và các cuộc cách mạng màu làm thay đổi thể chế chính trị ở nước ta.

Ngọc Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...