Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An toàn giao thông
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo đảm an toàn giao thông đường thủy: Chủ đò, khách còn xem nhẹ

Cập nhật: 10:53 ngày 22/03/2023
(BGĐT) - Với hơn 350 km đường sông cùng nhiều hồ, đập lớn, mỗi năm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 120 nghìn lượt người sử dụng loại hình giao thông đường thủy. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chủ quan, không mặc áo phao trong khi chủ đò không nhắc nhở.  

Hằng ngày có hàng trăm người từ huyện Yên Dũng sang tỉnh Bắc Ninh và ngược lại đi qua bến đò xã Tư Mại, đa số là lao động tự do. Vợ chồng anh N.V.D ở xã Tư Mại ngày nào cũng chở nhau bằng xe máy, rồi đi đò sang huyện Quế Võ (Bắc Ninh) làm việc. 

Anh D là thợ xây, còn vợ đi theo phụ hồ. Gặp anh trên chuyến đò về nhà, anh D nói: “Đò đông nhất vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều. Đi nhiều nên thành quen, không ai mặc áo phao vì nghĩ chỉ vài phút là sang bên kia rồi, mặc vào cởi ra mất thời gian lắm. Hơn nữa, lái đò để áo phao, phao cứu sinh ở phía trong khoang lái, không bỏ ra ngoài để hành khách sử dụng”.

{keywords}

Toàn bộ hành khách đi qua đò xã Tư Mại (Yên Dũng) đều không mặc áo phao.

Tìm hiểu tại bến đò Vọng Giang, xã Mai Đình (Hiệp Hòa) cũng có tình trạng tương tự. Nhiều người đi xe máy, xe máy điện “phi” thẳng xuống đò mà không hề dừng lại lấy áo phao mặc. Chị L.T.T ở xã Mai Đình thường xuyên sang huyện Yên Phong (Bắc Ninh) làm việc. Chị cho biết mặc dù có cầu Đông Xuyên nhưng chị và nhiều người vẫn lựa chọn đi đò để rút ngắn quãng đường đi lại. “Mỗi lượt xe máy, lái đò thu 5 nghìn đồng, tuy trên đò có áo phao nhưng tôi chưa thấy ai mặc. Nhiều lúc tôi cũng thấy lo lắng nếu có tai nạn xảy ra khi đò đang di chuyển giữa mặt sông liệu có đủ thời gian để lấy áo phao hoặc phao cứu sinh không?”- chị T bày tỏ.

Được biết, huyện Hiệp Hòa có 11 bến đò ngang sông nhưng phần nhiều không có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật, đe dọa mất an toàn. Về biện pháp xử lý, đại diện Công an huyện cho biết đơn vị đang phối hợp cùng các ngành, UBND các xã kiểm tra điều kiện hoạt động của bến khách ngang sông, của tổ chức, cá nhân trúng thầu và người lái đò ở địa bàn các xã: Thái Sơn, Hòa Sơn, Quang Minh, Xuân Cẩm, Mai Đình, Châu Minh, Đông Lỗ. Các lực lượng chức năng sẽ kiểm tra điều kiện hoạt động của bến khách như: Đường lên xuống, trang thiết bị để phương tiện neo buộc, đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm; bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé, điều kiện bảo đảm an toàn hoạt động của phương tiện vận tải khách ngang sông. Qua đó tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy nội địa và ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông đường thủy.

Toàn tỉnh hiện có 34 bến khách ngang sông và vận chuyển hành khách trên sông. Bên cạnh đó, có hơn 150 vị trí tổ chức hoạt động bến thuỷ nội địa vận chuyển hàng hóa. Qua rà soát của Sở Giao thông - Vận tải, hầu hết các bến hoạt động không phép, giấy phép hoạt động đã hết hạn nhưng chưa đủ điều kiện để gia hạn... Về phương tiện đường thủy, toàn tỉnh có gần 1.200 tàu thuyền các loại, trong đó hơn 1.100 phương tiện vận tải hàng hóa và gần 50 phương tiện vận tải khách ngang sông. 

{keywords}

Bến đò Vọng Giang, xã Mai Đình (Hiệp Hòa).

Việc đăng ký được Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) và Công an các huyện, TP hướng dẫn chủ tàu thuyền thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, để đăng kiểm, các chủ phương tiện phải liên hệ với Chi cục Đăng kiểm số 1 (Cục Đăng kiểm Việt Nam) có trụ sở tại TP Hà Nội (đơn vị này có nhiệm vụ quản lý chuyên ngành và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thuỷ nội địa trên địa bàn 17 tỉnh, TP miền núi phía Bắc, trong đó có Bắc Giang). Do vậy đây cũng là khó khăn cho việc quản lý phương tiện đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh Bắc Giang hiện có 34 bến khách ngang sông, hơn 150 vị trí tổ chức hoạt động bến thuỷ nội địa vận chuyển hàng hóa. Qua rà soát của Sở Giao thông - Vận tải, hầu hết các bến hoạt động không phép, giấy phép hoạt động đã hết hạn nhưng chưa đủ điều kiện để gia hạn.

Ông Hoàng Văn Hải, Chánh Văn phòng Ban ATGT tỉnh cho biết: Trước mùa mưa lũ, đơn vị đôn đốc các địa phương thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới. Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Ban ATGT các cấp, nhất là ở cơ sở. Tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT đường thủy. Cùng đó tổ chức ký cam kết với chủ bến khách, lái đò chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật; hướng dẫn, tập huấn về kỹ năng xử lý tình huống, bơi lội. Hoàn thiện thủ tục để được phép hoạt động bến thủy nội địa. Bố trí kinh phí cấp phát áo phao, dụng cụ nổi để trên tàu thuyền, vận động hành khách nâng cao ý thức, tự giác mặc áo phao khi đi tàu thuyền. Cùng với đó, lực lượng cảnh sát giao thông và công an các địa phương, chính quyền, ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm; kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến thủy nội địa, bến khách ngang sông, phương tiện vi phạm để giữ an toàn cho hành khách.

Bài, ảnh: Minh Khuê

75 trường hợp bị phạt “nguội” qua hệ thống camera giám sát giao thông ở TP Bắc Giang
(BGĐT) - Từ 12 giờ ngày 19/3 đến 12 giờ ngày 20/3, thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an TP Bắc Giang phát hiện và thực hiện xử phạt “nguội” đối với 75 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông. 
Chở hàng không rõ nguồn gốc trên sông Thương, thuyền trưởng bị phạt 3,5 triệu đồng
(BGĐT) - Hồi 8 giờ 15 phút ngày 14/3, tại km 6 sông Thương thuộc địa bàn xã Đồng Việt (Yên Dũng), Tổ tuần tra kiểm soát Đội Cảnh sát giao thông đường thủy - Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Giang) kiểm tra phương tiện thuỷ biển kiểm soát VP 20XX trọng tải 1601 tấn, công suất 835/69cv; thuyền trưởng là anh Bùi Đức A (SN 1996), trú tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc).
Hiệp Hòa kiểm tra hoạt động của bến khách ngang sông
(BGĐT) - Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa, đồng thời ngăn chặn, hạn chế tai nạn giao thông đường thủy nội địa, từ ngày 1/4/2023 đến hết năm 2023, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) sẽ triển khai kiểm tra hoạt động của bến khách ngang sông trên địa bàn huyện.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...