Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hội nghị về công tác dân nguyện khu vực phía Bắc năm 2014

Cập nhật: 17:20 ngày 26/12/2014
(BGĐT) - Ngày 26-12, tại TP Bắc Giang, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị về công tác dân nguyện khu vực phía Bắc năm 2014. Dự hội nghị có các đồng chí: Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; Nguyễn Đức Hiền, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện.

{keywords}
Quang cảnh hội nghị

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, Bí thư Tỉnh ủy Trần Sỹ Thanh chào mừng các đại biểu về dự hội nghị. Nhân dịp này, đồng chí giới thiệu một số nét khái quát về địa lý, tiềm năng, thế mạnh cũng như tình hình phát triển KT-XH của Bắc Giang. 

Đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo,Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh và các cấp các ngành đã quan tâm chỉ đạo với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, có sự phối hợp của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, qua đó tạo chuyển biến tích cực. 

Việc Ban Dân nguyện tổ chức hội nghị tại Bắc Giang là cơ hội để tỉnh học hỏi và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm để tiếp tục tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây cũng là dịp để Bắc Giang có điều kiện giao lưu, quảng bá về tiềm năng, thành tựu của tỉnh với các tỉnh bạn. 

Tại hội nghị, theo báo cáo đề dẫn của  Ban Dân nguyện, thời gian qua, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp ngày càng đổi mới và đi vào thực chất. Kết quả đó có phần đóng góp quan trọng của công tác dân nguyện. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, cùng sự phối hợp của các cơ quan liên quan, công tác dân nguyện của Quốc hội được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực. Công tác dân nguyện của HĐND các cấp được thực hiện theo hướng bám sát thực tiễn cơ sở và gần nhân dân hơn. 

Nghị quyết liên tịch số 525 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam về việc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội được các cơ quan tích cực triển khai. Công tác tiếp công dân được tổ chức và duy trì thường xuyên, tạo điều kiện để công dân được bày tỏ ý kiến của mình với Quốc hội và HĐND. Việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng. Công tác giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri đạt kết quả nhất định, được cử tri đánh giá cao…

Tuy nhiên, trong năm 2014, công tác dân nguyện vẫn còn một số tồn tại, như: Hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thấp, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn thư vẫn còn nhiều bất cập; một số vụ việc giải quyết kiến nghị còn thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng kiến nghị hoặc khiếu nại, khiếu kiện nhiều lần. Báo cáo giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri còn chung chung; công tác tiếp công dân, tiếp xúc cử tri có nơi diễn ra hình thức; tình trạng khiếu kiện vượt cấp còn nhiều…

{keywords}
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn gặp gỡ các đại biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, công tác dân nguyện là của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử có vai trò then chốt. Trên cơ sở đánh giá toàn diện công tác dân nguyện, hội nghị cần tập trung phân tích thực trạng khiếu nại, tố cáo gửi đến đại biểu Quốc hội, Đoàn ĐBQH, các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhất là các trường hợp kéo dài, bức xúc, tập trung đông người. Nghiên cứu, phân tích khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư để tìm giải pháp khắc phục. 

Trong năm 2015, cần dứt điểm tình trạng chuyển đơn thư lòng vòng giữa các cơ quan. Tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết kiến nghị của cử tri, làm rõ hơn về đối tượng, phạm vi giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; trình tự, thủ tục và cách thức tiến hành giám sát. Qua đó, đề xuất những vấn đề cụ thể cần cải tiến trong hoạt động giám sát, xây dựng báo cáo giám sát bảo đảm chất lượng, phản ánh đúng thực chất. 

Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác dân nguyện cần nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm; hoàn thiện thể chế, quy định pháp luật về công tác dân nguyện… Đồng chí cũng yêu cầu, từ kết quả thảo luận, Ban Dân nguyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời nhằm tiếp tục đổi mới, nâng chất lượng hoạt động dân nguyện thời gian tới.

Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội, tại hội nghị, các đại biểu trình bày các tham luận, trong đó tập trung vào chuyên đề: Quy định mới của pháp luật về công tác tiếp công dân; một số quy định khái quát về hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; thực trạng và giải pháp công tác xử lý và giám sát việc xử lý đơn thư kiến nghị, phản ánh của công dân và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội; vai trò, trách nhiệm của MTTQ Việt Nam các cấp trong công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội; kinh nghiệm thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Đoàn ĐBQH, HĐND một số địa phương. 

Ngoài ra, các đại biểu còn cho ý kiến vào dự thảo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết liên tịch số 525 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam về tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội…

Quốc Trường 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...