Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang góp ý vào một số dự thảo luật

Cập nhật: 16:30 ngày 07/04/2017
(BGĐT) - Ngày 7-4, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang tổ chức góp ý kiến vào dự thảo Luật: Thủy lợi, Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đồng chí Trần Văn Lâm, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì.

{keywords}

Đồng chí Trần Văn Lâm, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Luật Thủy lợi gồm 9 chương, 70 điều quy định về hoạt động thủy lợi; quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thủy lợi, quản lý nhà nước về thủy lợi. Góp ý vào dự thảo này, một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ “mới, cải tạo nâng cấp” tại khoản 1, điều 15 về nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhằm bảo đảm Nhà nước đầu tư cho cả xây dựng công trình mới, sửa chữa và cải tạo nâng cấp. Khoản 2, khoản 3 điều 15 nên thay cụm từ “người sử dụng nước” bằng cụm từ “tổ chức thủy lợi cơ sở”. Như vậy mới thống nhất theo khoản 14, điều 3 của dự thảo Luật. 

Khoản 1, điều 41 thay cụm từ “quy định tại khoản 2 và khoản 3 điều 21 Luật này” bằng cụm từ “quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 điều 21 Luật này” cho phù hợp vì điều 21 Luật này không có khoản 3. Chương VIII cần bổ sung trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT liên quan đến việc xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, các hoạt động giải trí phù hợp với quy hoạch thủy lợi.

Đối với dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ, một số ý kiến cho rằng trong điều 4 cần xác định yếu tố vốn hay lao động là chính đối với DN. Nếu là vốn thì vốn điều lệ hay vốn kinh doanh. Mặt khác, cần làm rõ tổng vốn và doanh thu ở những ngành và lĩnh vực khác nhau. Thực tế, những ngành và lĩnh vực kinh doanh thì doanh thu, tổng vốn rất khác nhau. Điều 8 về hỗ trợ tiếp cận tín dụng còn chung chung, mang tính động viên, khuyến khích như “khuyến khích tạo điều kiện cho vay các DN nhỏ và vừa”. Do vậy phải làm rõ hỗ trợ tiếp cận tín dụng như: Chính phủ quyết định và tạo điều kiện DN nhỏ và vừa hàng năm có vốn để vay; tổ chức tín dụng có kế hoạch cho DN nhỏ và vừa vay vốn dựa trên xếp hạng tín nhiệm DN; các tổ chức, cơ quan, cá nhân tạo điều kiện tốt nhất tư vấn cho DN nhỏ và vừa xây dưng phương án sản xuất kinh doanh khả thi, nâng cao năng lực quản trị, minh bạch trong hoạt động kinh doanh. 

Điều 10 về hỗ trợ mặt bằng sản xuất thì thiếu tính khả thi khi áp dụng Luật vì còn căn cứ vào điều kiện thực tế. Điều này sẽ gây ra việc thực hiện chế độ chính sách mỗi nơi một khác, chấp hành Luật không thống nhất. Nên bỏ câu “căn cứ vào điều kiện quỹ đất của địa phương” và “căn cứ vào điều kiện ngân sách” để bảo đảm tính thống nhất của Luật; bổ sung cơ quan chủ trì ở T.Ư, địa phương khi thực hiện chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa. 

Dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gồm: 9 chương, 84 điều. Tại điều 1, các đại biểu góp ý cần quy định cụ thể hơn về việc bồi thường với cá nhân, pháp nhân nước ngoài. Bổ sung cụm từ “viên chức” sau cụm từ “xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức”, viết lại thành “xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức” để phù hợp với khoản 6 điều 10 dự thảo Luật. Về nguyên tắc bồi thường, khoản 2 dự thảo Luật quy định “Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng thiện chí, trung thực, đúng pháp luật và được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường” thì sửa đổi, tách khoản này quy định thành hai khoản riêng để vừa phân biệt, vừa khẳng định tầm quan trọng của từng nguyên tắc. 

Ý kiến đóng góp của các đại biểu về các dự thảo Luật sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, gửi đến Quốc hội trong kỳ họp tới 

Trịnh Lan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...