Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Góp thêm tiếng nói tô thắm tình hữu nghị Việt - Lào

Cập nhật: 07:00 ngày 26/08/2017
(BGĐT) - “Cho tôi hỏi có tình nào hơn thế/ Cọng rau bẻ nửa, hạt muối cắn đôi/ Bạn cho ta mượn cả vùng biên giới/Nối con đường huyết mạch đến tương lai”.
Mỗi câu chữ trong bài dự thi Tìm hiểu quan hệ lịch sử đặc biệt Việt Nam - Lào của chị Phan Thị Việt (SN 1982) đều có thể chạm đến cảm xúc của người đọc. 

{keywords}
Các đại biểu đại diện Chính phủ nước CHDCND Lào; các bộ, ngành chức năng Việt Nam - Lào cắt băng khai mạc Triển lãm Sách báo mùa xuân hữu nghị Việt - Lào (4-2012).

Ảnh: PV.

Vậy mà khi tôi đề cập, tác giả chỉ cười khiêm tốn:“Giá như em có vốn từ vựng thật phong phú và linh hoạt hơn để có thể diễn tả hết những hiểu biết, sự trân trọng và tình cảm, trách nhiệm của mình đối với mối quan hệ đặc biệt hiếm có này”.

Trong căn nhà xinh xắn ở phường Xương Giang (TP Bắc Giang) của gia đình Việt có vô số bản thảo, tranh ảnh, tài liệu phục vụ cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.  “Em đang hết sức cố gắng để góp cho tỉnh nhà một bài thi chất lượng cao hơn lần thi trước”, gặp tôi, Việt hồ hởi nói. Được biết năm 2012, khi đang là giáo viên tiếng Anh ở Trường THPT Yên Dũng số 1, tham gia cuộc thi tìm hiểu quan hệ Việt - Lào, bài dự thi song ngữ Việt - Anh  của chị đứng thứ 13 trong tổng số hơn 3 triệu bài của cả nước, được Ban Tổ chức cấp Trung ương trao giải Khuyến khích. 

Lần này, với tinh thần trách nhiệm của một cán bộ làm ở cơ quan chuyên môn của tỉnh về đối ngoại - Phó Chánh Văn phòng, kiêm Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và dịch vụ đối ngoại Sở Ngoại vụ, đặc biệt là trên cương vị Thư ký Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Bắc Giang, Phan Thị Việt càng nhận thức rõ hơn về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của cuộc thi nên càng quyết tâm. “Hơn mười năm công tác, em từng tham gia nhiều cuộc thi tìm hiểu, giành nhiều giải cấp tỉnh và toàn quốc, mỗi cuộc thi đều đem lại cho em kiến thức bổ ích. Tham gia thi tìm hiểu về quan hệ Việt - Lào đối với em thật đặc biệt, gắn với công việc hiện tại của em”. 

{keywords}

Chị Phan Thị Việt hướng dẫn du khách nước ngoài tham quan Triển lãm Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Năm 2017, hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào cùng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm ngày chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao 5-9 (1962-2017) và ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác 18-7 (1977-2017). Hưởng ứng cuộc thi, dưới sự chỉ đạo, động viên, tạo điều kiện của lãnh đạo Sở Ngoại vụ và đặc biệt là Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Bắc Giang, Việt đã xây dựng ý tưởng về bài dự thi bằng ba thứ tiếng Việt - Lào - Anh với mong muốn "góp thêm tiếng nói tuyên truyền về mối quan hệ quan hệ hữu nghị đặc biệt hiếm có giữa hai nước tới đông đảo bạn bè quốc tế”. 

Với số lượng tối đa 5.000 từ, Việt tập trung vào chủ đề số 6: “Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam -Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước từ khi thiết lập mối quan hệ hợp tác và hữu nghị đến nay”. Kết cấu bài thi gồm 3 tập, mỗi tập 72 trang (thể hiện 72 năm thành lập nước Việt Nam 1945 - 2017), kèm theo 55 bức ảnh minh họa (tượng trưng cho 55 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 1962 - 2017). 

Để có được nguồn tư liệu dồi dào, ngoài tài liệu do Ban Tổ chức cuộc thi cung cấp, thông tin trên mạng Internet, Việt còn có liên hệ thực tiễn được tích lũy, trải nghiệm trong thời gian làm Thư ký của Hội Hữu nghị Việt- Lào. Liên quan đến thực tiễn địa phương, làm thế nào để nêu bật những đóng góp của tỉnh Bắc Giang trong việc xây dựng mối quan hệ Việt - Lào, tác giả đã chủ động gặp gỡ, trò chuyện với những người đã từng sống, chiến đấu tại nước bạn Lào như: Anh hùng LLVT Nhân dân Trần Ngọc Phương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam- Lào tỉnh Bắc Giang; ông Lê Văn Thùa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào; ông Hoàng Đình Tiến, Trưởng Ban Liên lạc Quân tình nguyện và Chuyên gia Quân sự giúp cách mạng Lào tỉnh Bắc Giang; gặp gỡ một số doanh nhân, người lao động quê Bắc Giang đang làm ăn, sinh sống tại Lào… Việt cũng tìm đến các thầy giáo, cô giáo từng trực tiếp giảng dạy các lưu học sinh Lào về sơ tán tại trường T2 năm xưa, đến thăm Nhà Lưu niệm do lưu học sinh Lào xây dựng tại Trường Trung cấp Biên phòng 1 (còn gọi là trường Lào đóng tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên). 

{keywords}

Các em học sinh Lào tham quan Triển lãm.  Ảnh: PV

Với lợi thế biết nhiều ngoại ngữ và giỏi tiếng Anh, Việt dành thời gian ra Thủ đô tìm tư liệu, tình nguyện hướng dẫn nhiều đoàn khách nước ngoài tham quan Triển lãm Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tác giả cũng đến Đại sứ quán Lào tại Việt Nam tìm hiểu, tiếp xúc với cán bộ, nhân viên ngoại giao để có thêm đánh giá sâu sắc. Đã từng sang công tác tại Lào và được tham gia đón các đoàn người Lào về thăm tỉnh Bắc Giang, Việt nhờ các anh trai, chị gái “kết nghĩa” ở nước bạn cung cấp thêm những bức ảnh riêng, thể hiện mối quan hệ sinh động giữa nhân dân hai nước nói chung và với nhân dân tỉnh Bắc Giang nói riêng. 

{keywords}

Chị Phan Thị Việt gặp gỡ nhân vật trong bài thi viết - ông  Lê Văn Thùa, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Bắc Giang.

Với việc thể hiện bằng ba ngôn ngữ, bài dự thi của Phan Thị Việt đã làm rõ những thành tựu của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1977 đến nay. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng với nỗ lực và sự đoàn kết, quyết tâm cao, hai nước Việt Nam và Lào vẫn đạt được nhiều thành công lớn trên mọi lĩnh vực: Chính trị và đối ngoại; quốc phòng, an ninh; hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật; hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân… 

Bài dự thi cũng nói lên những cảm nhận của cá nhân tác giả về mối quan hệ Việt Nam - Lào thông qua những chuyến đi thực tế, những câu chuyện kể xúc động mà tác giả được chứng kiến. Đó là mối quan hệ gần gũi, thủy chung, chân thành, đặc biệt hiếm có đã được Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn và Chủ tịch Hồ Chí Minh tận tâm gây dựng, được hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp.

Thu Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...