Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ngăn chặn tình trạng nói, viết, làm trái quan điểm của Đảng

Cập nhật: 09:22 ngày 17/12/2018
(BGĐT) - Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, trong đó có biểu hiện nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Những thắng lợi vĩ đại đất nước ta giành được trong những năm qua đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Thế nhưng gần đây, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước”.

{keywords}

Ông Chu Hảo bị khai trừ khỏi Đảng do vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Ảnh Internet.

Đặc điểm chung của những đối tượng này là “tiền hậu bất nhất”. Trong hội nghị, khi sinh hoạt Đảng, họ nói đúng tinh thần, nội dung, ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Nhưng sau diễn đàn, chính họ lại có những ý kiến trái chiều, nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước… Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, đảng viên mơ hồ, ảo tưởng trước những chiêu trò chống phá của các thế lực thù địch, phụ họa cho những giọng điệu phản động, phủ nhận thành quả cách mạng. Họ tuyên truyền rằng những thắng lợi mà Việt Nam giành được là sự “ăn may”, nhờ vào sự giúp đỡ của nước khác... Sự tuyên truyền đó là cố tình hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng, nhất là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáng nói hơn, một số ít cán bộ, đảng viên là nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nhà giáo, những người có trình độ học vấn cao so với mặt bằng chung của xã hội, nhưng đã có những phát ngôn trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điển hình như tháng 2-2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng đã xem xét, thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng vì đã viết và đăng tin, bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước…

Gần đây nhất, tại kỳ họp 31 (từ 12 đến 14-11-2018), Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Hảo, Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Tri thức, nguyên Ủy viên Ban Cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Hội đồng T.Ư Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Chu Hảo đã vi phạm rất nghiêm trọng nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, biểu hiện rõ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra T.Ư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Hảo.

Thực tiễn cho thấy, để phòng, chống biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trước tiên cần nhất quán quan điểm chỉ đạo của Đảng là nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nhân dân; trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết là cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Đặc biệt, thực hiện nghiêm Quy định số 47 ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành T.Ư khóa XI về “Những điều đảng viên không được làm”, trong đó yêu cầu đảng viên không được “nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép”. Còn đối với những đảng viên cố tình vi phạm kỷ luật phát ngôn, phải xử lý theo Quy định số 102 ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị (khóa XII) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Cùng đó, phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh; bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu tranh với những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội và mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những biểu hiện. Đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả biểu hiện nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn.

Phòng, chống biểu hiện “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước” là nhiệm vụ vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách đối với các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, xây dựng Đảng ta vững mạnh, hoàn thành tốt sứ mệnh mà nhân dân tin tưởng giao phó.

Không thể xuyên tạc, bôi đen hình ảnh đất nước trong đổi mới, hội nhập quốc tế
(BGĐT) - Hơn 30 năm qua kể từ khi Đảng, Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới (từ 1986 đến nay), nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một quốc gia kém phát triển, đến nay Việt Nam trở thành nước đang phát triển. Chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao.
 
Không thể xuyên tạc pháp luật của Nhà nước Việt Nam vì sự phát triển của đất nước và quyền con người
(BGĐT) - Xây dựng pháp luật luôn là nội dung quan trọng trong các kỳ họp Quốc hội không chỉ của riêng Việt Nam. Tại Việt Nam, thường hoạt động này chiếm khoảng 50% thời lượng của kỳ họp.
 
Phòng, chống "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa" cần có lực lượng rộng rãi
Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy, hiện nay có một số bạn đọc chưa hiểu rõ về lực lượng sẽ tham gia vào việc phòng, chống chiến lược "diễn biến hòa bình" nói chung; phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nói riêng. Sau khi tìm hiểu, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tới bạn đọc.
 

Thiếu tá, Thạc sĩ Vũ Thành Trung (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...