Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bác Hồ với Tết của người nghèo

Cập nhật: 07:00 ngày 23/01/2020
(BGĐT) - Đã hơn 50 năm, Bác Hồ muôn vàn kính yêu về với “thế giới Người hiền” nhưng hình ảnh thiêng liêng của một vị lãnh tụ trọn đời vì nước, vì dân vẫn in đậm trong tâm khảm người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. 

Là lãnh tụ thiên tài, danh nhân văn hóa thế giới, ở Bác còn là sự kết tinh những cốt cách, tâm hồn Việt Nam, giàu lòng vị tha, thương người như thể thương thân. Chuyện về những cái Tết Bác Hồ đến với người nghèo do bảo vệ, hay thư ký riêng của Người kể mà nhiều sách đã lưu lại thật xúc động biết bao.

Năm 1946, năm đầu tiên dân tộc ta vui đón Tết trong độc lập, hạnh phúc tràn đầy, dù đói nghèo chưa hết. Còn lâu mới đến Tết nhưng Bác đã hỏi thư ký riêng, mấy ngày nữa thì tới 23 tháng Chạp, Tết tiễn ông Công ông Táo; rồi viết thư kêu gọi, mong đồng bào ta từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, ai cũng sửa soạn ăn Tết, mừng Xuân.

{keywords}

Bác Hồ nói chuyện với các cháu thiếu nhi trong dịp Người về thăm và chúc Tết đồng bào tỉnh Hà Bắc (Xuân Đinh Mùi, 9-2-1967). Ảnh tư liệu TTXVN.

Chiều 30 Tết, Bác bảo thư ký chuẩn bị đến thăm một số gia đình đón Tết nghèo, Tết vừa và Tết sang; chỉ đi một xe, không báo cho ai biết. Hơn bảy giờ tối, đến ngõ Hàng Đũa, phố Sinh Từ, xe tắt đèn đỗ lại. Bác và ba người đi cùng lần mò trong ngõ nhỏ, gọi cửa một nhà nhưng không ai trả lời. Cửa không cài, ngọn đèn dầu không đủ sáng căn nhà chật hẹp, lạnh lẽo. Thấy có người ốm nằm đắp chiếu, Bác bảo kéo chiếu kín cho chủ nhà, rồi mọi người im lặng khép cửa, đi ra. Ngồi trong xe, Bác nói, 30 Tết mà không thấy Tết, rồi dặn mọi người, ngày mai nhớ mang thuốc và quà đến thăm hỏi...

Về nhà, Bác mặc áo the khăn xếp và lại đi bộ ra cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn trước khi giao thừa đến. Thư ký đi trước, Bác đi sau. Khi trở ra, Bác còn đi dọc phố Hàng Đào rồi mới quay về. Đã khuya, tiếng pháo ngớt dần. Đêm giao thừa đầu tiên đất nước dành độc lập, mấy ai biết vị Chủ tịch nước đã hòa vào dòng người Thủ đô đón Tết như thế.

Không cam chịu cảnh người dân sống trong tủi cực với nỗi nhục mất nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bôn ba “những đất tự do, những trời nô lệ” tìm đường cứu nước, cứu dân. Người phát hiện ra chân lý thời đại trong bản Luận cương của Lênin và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam; sáng lập Đảng ta, cùng toàn Đảng lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH. Chính quyền đã về tay nhân dân mà vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, tháng 10 năm đó, Người viết thư gửi UBND các kỳ, tỉnh, huyện và làng, nêu rõ: “… Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946 thắng lợi, Người trở thành Chủ tịch chính thức của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trả lời các nhà báo nước ngoài, Người nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Cả cuộc đời lo cho nước, cho dân, 24 năm làm Chủ tịch nước, lúc nào Người cũng nghĩ tới dân, lo cho người nghèo. Khi Tết đến, Xuân về, Người lại dành tình cảm đặc biệt nhất đến với công nhân, nông dân, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, hay giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Cả cuộc đời lo cho nước, cho dân, 24 năm làm Chủ tịch nước, lúc nào Người cũng nghĩ tới dân, lo cho người nghèo. Thật cảm động khi được biết đêm 30 Tết năm 1960, khi các gia đình quây quần bên nhau chờ đón thời khắc thiêng liêng nhất, phút giao hòa giữa năm cũ và năm mới, Người lại cùng một vài anh em bảo vệ đến thăm, chúc Tết một gia đình nghèo nhất Hà Nội. Đó là chị Tín ở phố Hàng Chĩnh, chồng mất sớm, phải đi gánh nước thuê, nuôi các con. Đêm giao thừa, chị vẫn làm công việc ấy, đổi lấy gạo để mồng Một Tết có cơm cho bốn đứa con. Thấy Bác đến, chị quá bất ngờ, xúc động làm rơi cả đôi thùng gánh nước xuống đất. Run run nắm lấy bàn tay Bác, chị nghẹn ngào, “Cháu không ngờ lại được Bác đến thăm”, rồi òa khóc. Bác an ủi: “Bác không đến thăm những gia đình như cô thì thăm ai”. Căn nhà đơn sơ như túp lều. Bác ngồi xuống chiếc chõng tre duy nhất, nói chuyện khá lâu với mẹ con chị Tín, tặng quà cho các cháu là cặp bánh chưng và mấy gói kẹo.

Về đến nhà, các đồng chí trong Bộ Chính trị đang chờ để chúc mừng năm mới, ai cũng băn khoăn khi thấy Bác không vui. Kể lại hoàn cảnh gia đình chị Tín, Bác nói: “Ta có chính quyền trong tay, nhưng chính quyền đó chưa thực sự là do dân, vì dân. Một số lãnh đạo các địa phương còn quan liêu và nặng về hình thức. Họ không đi sâu, đi sát quần chúng, nên phục vụ quần chúng chưa tốt... Đảng quan liêu, chính quyền quan liêu, thực sự là một nguy cơ đối với đất nước chúng ta”.

Tình thương yêu dành cho người nghèo khổ vốn chứa đựng trong sâu thẳm trái tim của Người. Đầu năm 2013, tôi được cùng Đoàn công tác của Tổng Bí thư Đảng ta thăm Vương quốc Anh. Khi đến tòa nhà Niu Dilân ở số 80, phố Hây Makit, nơi 100 năm trước Bác Hồ đã làm việc, khi ấy là khách sạn Cactơn. Đoàn xuống tầng hầm khu nấu ăn mà Bác từng làm phụ bếp. Ông Len Anđixơ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Anh - Việt kể lại, sau các bữa ăn của khách, Bác Hồ thường lựa chọn thức ăn còn lại để riêng, đậy cẩn thận đưa cho nhà bếp để đem cho người nghèo. Ông Excốt Phiê đầu bếp người Pháp, cảm phục những việc làm ấy đã giúp Bác cách làm bánh để có điều kiện học thêm và tìm hiểu cuộc sống của những người cùng khổ. Khi ấy, tôi chợt nhớ hai câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: Bác ơi, tim Bác mênh mông thế/ Ôm cả non sông mọi kiếp người.

Nhớ lời Bác Hồ dạy “Tết trồng cây”
Cách đây tròn 60 năm, ngày 28-11-1959, Bác Hồ đã khởi xướng và đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”, bởi theo Bác, “việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều”. Từ việc khởi xướng và phát động của Bác, 60 năm qua, phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống luôn được toàn Đảng, toàn dân ta hưởng ứng bằng nhiều hành động cụ thể.
Bắc Giang: Phát động cuộc thi tìm hiểu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; Bác Hồ vĩ đại; quê hương, đất nước đổi mới”
(BGĐT) - Sáng 11-11, tại Trường THPT Tân Yên số 2, xã Lam Cốt, huyện Tân Yên (Bắc Giang), Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh tìm hiểu “Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh; Bác Hồ vĩ đại; quê hương, đất nước đổi mới” tổ chức buổi lễ phát động.
Hội thảo 70 năm Bác Hồ viết tác phẩm "Dân vận"
(BGĐT)- Ngày 14-10, Ban Dân vận T.Ư tổ chức hội thảo trực tuyến 70 năm tác phẩm "Dân vận" của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao giải cuộc thi viết về tấm gương "Dân vận khéo" năm 2019.
Nhớ lời Bác Hồ dạy: Vì lợi ích trăm năm trồng người
(BGĐT)- Năm tháng qua đi nhưng lời Bác Hồ căn dặn “Vì lợi ích trăm năm trồng người” vẫn còn nguyên giá trị đối với hôm nay và mãi mai sau. Bởi lẽ con người là trung tâm của xã hội, là nguồn lực vĩ đại, sáng tạo, xây dựng, phát triển xã hội hôm nay và muôn đời sau.
Khánh thành Đền thờ Bác Hồ tại xã Nhã Nam
(BGĐT) - Nhân 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, ngày 21-8, cán bộ và nhân dân thôn Tiến Trại, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào sử dụng Đền thờ Bác Hồ.

Bắc Văn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...