Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lắng nghe, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cử tri

Cập nhật: 09:05 ngày 28/10/2020
(BGĐT) -  Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân nên mọi hoạt động của Quốc hội và mỗi ĐBQH đều được cử tri quan tâm, dõi theo và đặt nhiều kỳ vọng.

Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ngoài việc tham gia có hiệu quả công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Đoàn ĐBQH Bắc Giang đã có nhiều đổi mới, với phương châm hướng tới cử tri, hướng tới nhân dân, gần gũi, lắng nghe và nắm bắt những vấn đề bức thiết của nhân dân để giải quyết, bảo vệ. Những việc làm đó đã góp phần làm tăng sự đồng thuận trong dân, tăng niềm tin của cử tri với Quốc hội, để Quốc hội thực sự của dân, do dân và vì dân.

BÀI 1 - ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG ĐỂ GẦN DÂN, SÁT DÂN

Chắt lọc từng ý kiến phát biểu; xem xét thấu đáo mọi đề xuất, kiến nghị; kịp thời thông tin về kết quả giải quyết... là cách mà Đoàn ĐBQH Bắc Giang tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, xử lý đơn thư. Cách làm này đã tạo sự tin tưởng với người dân, giúp Đoàn nghe được nhiều ý kiến để kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tiếp xúc cử tri đi vào thực chất, hiệu quả

Tiếp xúc cử tri, tiếp dân được xem là kênh quan trọng để ĐBQH nắm bắt và cảm nhận rõ hơn tâm tư nguyện vọng, thậm chí cả những bức xúc của nhân dân. Đây là việc làm không mới nhưng làm thế nào để nghe được nhiều nhất ý kiến của cử tri, nhân dân lại là điều không đơn giản.

{keywords}

Các ĐBQH tỉnh Bắc Giang trao đổi với cán bộ và cử tri huyện Sơn Động về phát triển KT-XH địa phương.

Bà Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Bắc Giang cho biết: “Ngay từ đầu nhiệm kỳ, chúng tôi đặt mục tiêu làm sao việc tiếp xúc cử tri, tiếp công dân phải đi vào thực chất, hiệu quả. Muốn vậy mỗi vị đại biểu và Đoàn ĐBQH tỉnh cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm, trình độ, chất lượng hoạt động của mình. Nhân dân có tin tưởng mới tới gặp, trình bày và như thế, đại biểu phải lắng nghe, chia sẻ và giám sát đến cùng, nếu đó là những ý kiến, kiến nghị chính đáng”.

Đầu nhiệm kỳ, Đoàn ĐBQH Bắc Giang có 8 người, 3 đại biểu Trung ương, 5 đại biểu là người địa phương. Đến giữa nhiệm kỳ, theo điều động của tổ chức, còn 7 đại biểu; trong đó cơ cấu ngược lại, chỉ còn 3 đại biểu của tỉnh, 4 đại biểu Trung ương; chưa kể đa phần đại biểu ứng cử lần đầu, tỷ lệ đại biểu nữ đông (5/7 người).

Với số lượng đại biểu “mỏng”, địa bàn tỉnh Bắc Giang rộng, việc tiếp xúc cử tri có nhiều đổi mới. Nếu như trước đây, mỗi đoàn đi tiếp xúc cử tri gồm ba, bốn người thì nay đa phần mỗi đoàn rút gọn còn hai người. Nếu như trước kia, đại biểu nào ứng cử ở đâu tiếp xúc cử tri ở đó thì nay địa bàn mở rộng; có thể là nơi ở, nơi làm việc của cử tri... Nội dung tiếp xúc cũng phong phú hơn, theo chủ đề, theo vấn đề cử tri quan tâm để có trọng tâm trọng điểm.

{keywords}

Qua theo dõi cho thấy, hầu hết các ý kiến, kiến nghị của cử tri do Đoàn ĐBQH Bắc Giang chuyển tới đều được các cơ quan chức năng, các cấp xem xét giải quyết. Từ đó, góp phần tăng thêm niềm tin của công dân với Đảng, chính quyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng

Tổng hợp của Văn phòng Đoàn, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đoàn ĐBQH Bắc Giang đã tổ chức tiếp xúc cử tri ở 96 điểm với khoảng 20 nghìn cử tri tham dự. Đã có 1.750 cử tri phát biểu ý kiến, trong đó qua phân loại có 161 ý kiến thuộc thẩm quyền tỉnh giải quyết, 212 ý kiến thuộc thẩm quyền của Trung ương.

Nhìn chung, các cuộc tiếp xúc cử tri đều thu hút sự quan tâm của người dân; cử tri tham dự đa dạng về thành phần, cơ bản ý kiến đưa ra có trách nhiệm trên tinh thần xây dựng cao. Đặc biệt, không khí buổi tiếp xúc dân chủ, cởi mở. Tất cả các ý kiến đều được đại biểu tiếp thu, giải trình, trao đổi trực tiếp, sau đó được tổng hợp, phân loại để chuyển tới các cơ quan chức năng giải quyết.

Ông Chu Đức Đại, 80 tuổi, thôn Can, xã Hương Gián (Yên Dũng) bày tỏ: “Ngày 29/11/2019, tôi dự hội nghị tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH Bắc Giang tại xã. Tôi có nêu ý kiến về vướng mắc trong việc xác nhận liệt sĩ Chu Đình Cạp có phải là con nuôi cụ Dương Thị Nức không để kiến nghị Nhà nước làm thủ tục truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng” cho cụ (hiện cụ có con đẻ và con nuôi là liệt sĩ). Thực tình tôi không hy vọng gì, phát biểu cho “bõ tức” thôi vì gia đình đã kiến nghị khắp nơi rồi nhưng không ngờ chỉ mấy hôm sau, Đoàn ĐBQH cử cán bộ đến xác minh, thẩm tra. Tôi thấy cách làm việc như vậy rất chu đáo, khoa học, trách nhiệm; bản thân tôi và gia đình, cử tri trong xã rất tin tưởng”.

Xử lý thấu tình, đạt lý các kiến nghị

Một nguyên tắc mà Đoàn ĐBQH Bắc Giang đề ra, đó là mọi ý kiến cử tri hay đơn thư gửi tới đều được cán bộ tổng hợp, nghiên cứu, phân loại và sàng lọc. Đặc biệt, với những nội dung có vấn đề thì tổ chức đi khảo sát; những vấn đề “nóng” thì xây dựng kế hoạch đi giám sát.

{keywords}

Ông Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, Chi nhánh Bắc Giang.

Cách làm này, theo ông Trần Văn Lâm, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh là để không ý kiến nào của cử tri gửi tới bị bỏ qua hay sót lọt. Hơn nữa, việc đi khảo sát, cao hơn là giám sát cũng là thêm một kênh thẩm định lại xem nội dung đơn thư hay đề đạt của người dân có xác đáng không. “Nếu không khảo sát trước khi gửi văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương trả lời, thành thử ra mình lại làm khó cho chính quyền; thậm chí không cẩn thận còn vô tình “hùa” theo một vài ý kiến không xác đáng của cử tri, gây khó khăn cho nơi tiếp nhận”- ông Lâm nói.

Thực tế trong số 1.139 đơn thư gửi tới Đoàn ĐBQH trong hơn 4 năm qua thì chỉ có 243 đơn sau khi nghiên cứu được Đoàn chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Số còn lại, nhiều việc đã được các cơ quan từ Trung ương tới địa phương trả lời, không có thông tin, tình tiết mới; nhiều đơn nội dung không rõ ràng, trùng lặp hoặc chưa giải quyết được ngay do chưa có nguồn lực, chính sách, quy định...

“Với những đơn thư không giải quyết, chúng tôi đều có văn bản trả lời, thông báo cho công dân biết. Nhiều trường hợp chúng tôi trực tiếp mời công dân đến làm việc, giải thích cặn kẽ tại sao không trả lời hay không gửi công văn đến cơ quan chức năng để người dân hiểu, tạo sự đồng thuận. Có người sau khi được giải thích thấu tình đạt lý đã tự nguyện rút đơn, cam kết không khiếu kiện kéo dài”- ông Lâm cho biết thêm.

Để giải quyết thấu đáo vấn đề cử tri kiến nghị, không ít vụ việc, Đoàn có văn bản đề nghị cơ quan chức năng cung cấp sâu và toàn diện hơn nội dung quan tâm. Việc một số trường hợp liệt sĩ có tên trong bảng vàng, có mộ trong nghĩa trang nhưng chưa được công nhận liệt sĩ do vướng mắc giấy tờ là một ví dụ. 

{keywords}

Cử tri xã Đồng Tân (Hiệp Hòa) nêu kiến nghị với các ĐBQH tại hội nghị tiếp xúc cử tri.

Theo bà Hà Thị Lan- thành viên Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang, người trực tiếp chất vấn nội dung này với Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, để có được hơn một phút đặt câu hỏi, bà và các đại biểu phải mất cả tháng trời thu thập tài liệu. Từ ý kiến của cử tri xã Lãng Sơn (Yên Dũng) hỏi về xã có 9 liệt sĩ nhưng gia đình chưa được hưởng chế độ, Đoàn đã tổ chức đi khảo sát và đề nghị Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thống kê, báo cáo các trường hợp tương tự của cả tỉnh. Kết quả, toàn tỉnh còn 162 trường hợp liệt sĩ hy sinh nhưng chưa được công nhận liệt sĩ, dù có mộ và tên được khắc ở nghĩa trang liệt sĩ xã...

Bà Lan thông tin thêm: “Khi chúng tôi chất vấn tại hội trường vấn đề này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung rất bất ngờ và hứa sẽ làm việc với tỉnh xem xét, xử lý trong thời gian tới, vì về nguyên tắc có tên trong lịch sử, có bia mộ là được công nhận. Hiện chúng tôi vẫn đang chờ và theo dõi kết quả việc này, đến khi có câu trả lời thỏa đáng mới thôi”.

Có thể nói, những đổi mới trong việc tiếp xúc cử tri, tiếp dân, giải quyết đơn thư trên tinh thần trách nhiệm, cầu thị, lắng nghe, thấu tình đạt lý của Đoàn ĐBQH đã tác động tích cực đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua đó tăng thêm niềm tin của công dân đối với cấp ủy Đảng, chính quyền, tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, hạn chế phát sinh khiếu kiện đông người, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

(Còn nữa)

ĐBQH tiếp xúc cử tri: Nhiều kiến nghị về đầu tư hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường
(BGĐT)-Ngày 29/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khu vực tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Hoàng Thị Hoa; Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Leo Thị Lịch tiếp xúc cử tri trên địa bàn huyện Lục Nam trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021.
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: Nhiều kiến nghị về chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở
(BGĐT) - Ngày 24/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các ông, bà: Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hà Thị Lan, Phó trưởng Phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Sơn Động trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021. 
TP Bắc Giang giải quyết kịp thời ý kiến cử tri
(BGĐT) - Thời gian qua, bên cạnh tập trung thực hiện hai nhiệm vụ “kép” vừa phát triển KT- XH,vừa phòng, chống dịch Covid -19, thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng đại hội Đảng các cấp, UBND TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) chỉ đạo các cấp, ngành quan tâm giải quyết nhanh, hiệu quả các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
HĐND huyện Yên Dũng: Giải quyết kịp thời nhiều kiến nghị của cử tri
(BGĐT) - Thời gian qua, HĐND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri trước, trong và sau mỗi kỳ họp. Qua đó, nhiều vấn đề cử tri quan tâm được làm rõ, giải quyết kịp thời, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Tập trung giải quyết dứt điểm các kiến nghị của cử tri
(BGĐT) - Ngày 29/6, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bùi Văn Hạnh chủ trì. Cùng dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Từ Minh Hải; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn; Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trần Văn Lâm; đại diện các Ban, Tổ đại biểu HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành liên quan.

Thu Hương - Hữu Trình

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...