Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Định hướng chiến lược cho an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập

Cập nhật: 20:19 ngày 16/09/2021
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 3, chiều 16/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng việc, xây dựng Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là hết sức quan trọng, lần đầu tiên được đưa lên diễn dàn Quốc hội để bàn và xứng đáng có một Nghị quyết chuyên đề riêng về vấn đề này.

{keywords}

Đồng chí Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến tại phiên họp. 

Quá trình thảo luận, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết xây dựng đề án như trong Tờ trình của Chính phủ. Đây là vấn đề hết sức cấp bách bởi an ninh nước là vấn đề mang tính toàn cầu, được nhiều quốc gia, các tổ chức quốc tế hết sức quan tâm.

Theo đó, đề nghị Chính phủ bổ sung một số kết quả chủ yếu của việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. Đồng thời, cần thể hiện nổi bật hơn một số hạn chế, thách thức đối với bảo đảm an ninh nước, an toàn nước, an toàn đập, hồ chứa nước.

Cần xây dựng khung pháp lý được xây dựng theo cách tiếp cận quản lý tổng hợp, đa ngành cho an ninh nguồn nước; quy hoạch nguồn nước đồng bộ; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh; nâng cao năng lực quản trị nước nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước trong các ngành sản xuất.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ ra một số vấn đề còn băn khoăn: dự thảo đề án chưa nêu bật nội hàm An ninh nguồn nước; đề án đặt hai vấn đề an ninh nước và an toàn hồ đập là chưa thoả đáng do an ninh nguồn nước liên quan trách nhiệm quản lý, bảo vệ của nhiều bộ, ngành, trong khi an ninh hồ đập chỉ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách. Hơn nữa, an ninh nước là một vấn đề lớn, trong khi an toàn hồ đập chỉ là giải pháp; quan điểm an ninh nước gắn với kinh tế hoá tài nguyên nước trong đề án còn thể hiện mờ nhạt; quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước chưa đủ rõ; chưa đề cập giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng bảo vệ tài nguyên nước.

Từ những lý do trên, Chủ tịch Quốc hội gợi ý: đây là một đề án lớn, Chính phủ báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ, hoàn chỉnh đề án trình Bộ Chính trị. Khi Bộ Chính trị có kết luận thì mới xây dựng Nghị quyết của Quốc hội.

Với nhiều ý kiến còn băn khoăn của các đại biểu, kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ: Quốc hội chỉ ban hành Nghị quyết về vấn đề an ninh nguồn nước và an toàn hồ đập, hồ chứa nước. Vì đây là vấn đề quan trọng của Quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định.

Còn về Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 2 để hoàn chỉnh, phê duyệt theo thẩm quyền. Đề nghị Ban cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh đề án báo cáo Bộ Chính trị xin ý kiến chỉ đạo các nội dung quan trọng của Đề án.

Khai mạc Phiên họp thứ 3 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 13/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV khai mạc phiên họp thứ 3. Theo dự kiến, phiên họp diễn ra từ ngày 13 - 22/9.
Bất kể ai nếu tham nhũng, tiêu cực đều bị xử lý nghiêm minh
Sáng 15/9, các cơ quan nội chính ở Trung ương phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp về công tác nội chính theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự, chủ trì, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Theo Nhân Dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...