Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Kiến nghị sửa đổi, bổ sung 38 nội dung trong các văn bản quy phạm pháp luật

Cập nhật: 19:44 ngày 14/10/2021
(BGĐT) - Chiều 14/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang do đồng chí Trần Văn Tuấn, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh và một số sở, ngành trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. 

Tham dự có các đồng chí: Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành.

{keywords}

Đồng chí Lê Ánh Dương phát biểu tại buổi làm việc. 

Tại đây, đồng chí Mai Sơn báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH, quốc phòng, an ninh và hoạt động của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh 9 tháng năm 2021. 

Theo đó, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt đời sống KT-XH song tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh 9 tháng đạt 5,5%. Tỉnh Bắc Giang là điển hình của cả nước trong thực hiện “mục tiêu kép”. 

Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo; chăm sóc sức khỏe nhân dân được tập trung chỉ đạo; an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm...

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn báo cáo tình hình KT-Xh của tỉnh tại buổi làm việc. 

Các sở, ngành phân tích, làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến phát triển KT-XH 9 tháng đầu năm, những bất cập liên quan đến các quy định, cơ chế, chính sách trong các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). 

Qua rà soát, UBND tỉnh tổng hợp có 38 nội dung là những vướng mắc, bất cập trong các VBQPPL gây khó khăn trong quá trình áp dụng, thực thi thuộc 9 văn bản luật, 20 nghị định và 9 thông tư. 

Trong đó, có những vấn đề được đông đảo cán bộ, cử tri, nhân dân quan tâm trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các nghị định, thông tư về các lĩnh vực, như: Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; phát triển và quản lý nhà ở xã hội; thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; quy định thi hành chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm; quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng…

{keywords}

Đồng chí Trần Văn Tuấn phát biểu tại buổi làm việc. 

Liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành, đồng chí Lê Ánh Dương cho rằng, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện, toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo hành lang pháp lý cũng như môi trường thuận lợi cho phát triển. 

Tuy nhiên, thực tiễn quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở còn nảy sinh một số vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định của pháp luật ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương. 

Đồng chí đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh kiến nghị Quốc hội, Chính phủ thời gian tới tiếp tục nghiên cứu, xem xét điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các VBQPPL sao cho phù hợp, cần có sự đột phá về thể chế, tháo gỡ, loại bỏ những bất cập. Có cơ chế, chính sách hài hòa để giải quyết như vấn đề nhà ở, an sinh xã hội, bồi thường giải phóng mặt bằng, phát triển đô thị. Đặc biệt, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương để giải quyết các vấn đề hiệu quả...

UBND tỉnh cũng đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, kéo dài lộ trình sắp xếp cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của huyện Sơn Động và huyện Yên Dũng đến hết năm 2030, do 2 địa phương thực hiện sắp xếp nhiều đơn vị hành chính cấp xã.

Kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo xem xét việc xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện 4 cây cầu, gồm: Cầu Như Nguyệt, cầu Xương Giang, cầu Cẩm Lý, cầu Xuân Cẩm để tạo điều kiện trong lưu thông, thúc đẩy phát triển KT-XH...

{keywords}

Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ phát biểu tại buổi làm việc. 

Các ĐBQH tỉnh đề nghị thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục quan tâm tìm nguồn bổ sung vắc-xin phòng Covid-19, bảo đảm sức khỏe nhân dân. Chủ động đề xuất có cơ chế phối hợp trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm nước sông Cầu. Đây là vấn đề được cử tri phản ánh nhiều lần song chưa có chuyển biến. 

Cùng đó, có cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư ở các khu vực miền núi, vùng cao; quan tâm giải quyết thực trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng khó khăn thuộc các huyện Lục Ngạn, Sơn Động. 

Các đại biểu cũng đề nghị tỉnh tập trung chỉ đạo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nói chung, nhất là liên quan đến đất đai.

{keywords}

Quang cảnh buổi làm việc. 

Cùng đó, khẩn trương tập trung giải quyết chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; rà soát các hồ, đập chứa nước ngọt trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét phân loại đưa vào quản lý, có kế hoạch xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hằng năm. Quan tâm chỉ đạo xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động ở các khu công nghiệp...

Về các đề xuất, kiến nghị của UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tiếp thu, trên cơ sở đó tổng hợp chuyển tới Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, cũng như thảo luận, chất vấn ở các kỳ họp của Quốc hội.

Tin, ảnh: Công Doanh 

Bế mạc Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sau 3,5 ngày làm việc, trên tinh thần khẩn trương, trách nhiệm, trưa 14/11, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 4.
Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV có nhiều cải tiến, đổi mới
Tại phiên họp sáng nay, 13/10, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường báo cáo nội dung tổ chức kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. Theo đó, tổng thời gian làm việc của Quốc hội dự kiến 17 ngày: Đợt 1 là 11 ngày, từ ngày 20/10 đến 1/11; đợt 2 là sáu ngày, từ ngày 8 đến ngày 13/11/2021.
Khai mạc Phiên họp thứ 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Sáng 11/10, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 4.



Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...