Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền về công tác BHXH, BHYT

Cập nhật: 19:10 ngày 24/12/2021
(BGĐT) - Chiều 24/12, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/12/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012-2020.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội nghị. Cùng dự tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đại diện một số sở, ngành.

{keywords}

Quang cảnh tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang.

Cơ bản hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân

Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 21, các cấp ủy đảng, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT. Đến ngày 31/12/2020, cả nước có gần 16,2 triệu người tham gia BHXH, đạt 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng hơn 5,6 triệu người so với năm 2012. Trong đó hơn 15 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, hơn 1,1 triệu người tham gia BHXH tự nguyện. Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng gấp 10 lần so với năm 2012, đạt 2,2% lực lượng lao động trong độ tuổi là nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện.

Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là hơn 13,3 triệu người, tăng hơn 5 triệu người so với năm 2012, đạt 27% lực lượng lao động tham gia BHTN.

Toàn quốc có 88 triệu người tham gia BHYT, đạt 90,9% dân số. Đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh qua các năm. Việt Nam cơ bản hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn theo Nghị quyết số 21- NQ/TW. Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng. Nguồn kinh phí dành cho công tác khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế bảo đảm. Người dân hài lòng về chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT.

Chính sách BHXH, BHYT đã thay thế, bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi gặp rủi ro, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi hết tuổi hoặc không còn khả năng lao động và người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế.

Riêng tỉnh Bắc Giang, đối tượng tham gia BHYT tăng nhanh, vượt 19,1% so với chỉ tiêu đề ra. Năm 2019 và 2020, Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT.

Thảo luận tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng: Mặc dù số người tham gia BHXH năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt mục tiêu theo Nghị quyết số 21-NQ/TW và có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, các vùng trong cả nước.

Nhiều tỉnh, TP ở khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ bao phủ BHXH thấp (hơn 10%). Tỷ lệ người dân được ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ mức đóng BHYT vẫn ở mức cao (58%). Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thấp so với tiềm năng. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng, trục lợi chính sách BHXH, BHYT xảy ra ở nhiều địa phương.

Phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng

Kết luận hội nghị, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Các Tỉnh ủy, Thành ủy cần chỉ đạo tiếp tục phát triển hệ thống BHXH linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế. Trong đó kết hợp hài hòa nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ, bền vững.

{keywords}

Tuyên truyền về chính sách BHXH cho người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh.

Đồng chí yêu cầu tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền về công tác BHXH, BHYT trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhằm bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe cho mọi người dân.

Các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH theo hướng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, quy định điều kiện hưởng lương hưu, hưởng BHXH một lần hợp lý, hạn chế người lao động đề nghị hưởng BHXH một lần.

Các cơ sở khám, chữa bệnh cần cung cấp đa dạng dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT phù hợp với các tầng lớp xã hội, điều chỉnh các mức phí, mức hưởng đi đôi với phát triển chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh, thu hút người dân tham gia BHYT bền vững.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện chất lượng dịch vụ BHXH, BHYT. Tích cực triển khai thực hiện giao dịch trên cổng dịch vụ công quốc gia và môi trường điện tử, đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm nhiệm vụ trong lĩnh vực BHXH, BHYT.

Đồng chí cũng đề nghị các Tỉnh ủy, Thành ủy đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, tăng diện bao phủ BHYT, BHXH bắt buộc. 

Giao chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH, BHYT hằng năm cho cấp ủy trực thuộc, đưa chỉ tiêu BHXH, BHYT vào chỉ tiêu phát triển KT-XH của địa phương. Quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, đối tượng yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số tham gia BHYT, BHXH. 

Tăng cường tuyên truyền sâu, rộng về chính sách BHXH, BHYT cho từng nhóm đối tượng cụ thể, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát, phản biện xã hội; vận động người dân thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT.

Tin, ảnh: Minh Thu

Tăng diện bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện
(BGĐT) - Dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng nhờ sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang), ngày càng có nhiều người dân tham gia BHXH, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Việt Nam và Hàn Quốc ký Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội
Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức ký Hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội. Qua đó giúp quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động hai nước được bảo vệ, trong đó có quyền và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội.
Cấp lại mật khẩu ứng dụng bảo hiểm xã hội số miễn phí qua email cá nhân
Nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người sử dụng ứng dụng "VssID - Bảo hiểm xã hội số" và các dịch vụ công của ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã điều chỉnh chức năng "Quên mật khẩu" trên Cổng Dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và ứng dụng VssID. Theo đó, người sử dụng có thể lấy lại mật khẩu qua email trong trường hợp quên mật khẩu.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...