Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tập trung đầu tư phát triển toàn diện KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cập nhật: 14:12 ngày 19/01/2022
(BGĐT) - Sáng 19/1, Ủy ban Dân tộc tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2021; triển khai nhiệm vụ năm 2022. 

Dự hội nghị có đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; các đồng chí Bí thư T.Ư Đảng: Đỗ Văn Chiến, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam; Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Dân vận T.Ư; Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh.

Tại điểm cầu Bắc Giang, đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh và một số sở, ngành.

{keywords}

Đồng chí Lê Thị Thu Hồng chủ trì tại điểm cầu Bắc Giang.

Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, hiện có 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Nhờ các chính sách, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm 2-3%; các xã, thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) giảm 3-4%; huyện nghèo giảm 4-5%, có nơi giảm hơn 5%...

Tại Bắc Giang, từ năm 2016 đến nay tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm bình quân 5,2%/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở các xã ĐBKK giảm bình quân 7,63%/năm. 

Thảo luận tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, một số nhiệm vụ phải điều chỉnh; vẫn còn  chương trình, chính sách chưa có hướng dẫn nên gây khó khăn cho việc thực hiện ở cơ sở. Một số ý kiến nêu, công tác phối hợp trong báo cáo chính sách dân tộc giữa các cơ quan, đơn vị liên quan chưa thống nhất; chất lượng nguồn nhân lực làm công tác dân tộc, nhất là tại cấp huyện hạn chế...

Để thực hiện tốt chính sách dân tộc, một số địa phương đề nghị Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành sớm hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025; xem xét, kéo dài thời gian thực hiện các chế độ, chính sách đối với các xã, thôn ĐBKK vùng đồng bào DTTS và miền núi nhưng nay không thuộc diện ĐBKK; T.Ư có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; bổ sung kinh phí đi lại cho người có uy tín để phát huy tốt hơn vai trò của lực lượng này trong thực hiện các chính sách dân tộc.

Trao đổi về một số nội dung liên quan, đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc thông tin, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng xong Nghị định hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, hiện đã trình Thủ tướng Chính phủ. Đối với phương án phân bổ vốn, các bộ, ngành đang rà soát, thẩm định để trình Thủ tướng và sẽ ban hành kèm thông tư hướng dẫn thực hiện; Ủy ban Dân tộc đã xây dựng, ban hành hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ các cơ quan làm công tác dân tộc...

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phạm Bình Minh khẳng định, công tác dân tộc, chính sách dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện. Năm 2022 và những năm tiếp theo, nhiều nghị quyết, chính sách sẽ được thực hiện tại khu vực này, do đó các bộ, ngành, địa phương cần tập trung với quyết tâm chính trị cao nhất để triển khai thực hiện. Trong đó cần bám sát và nắm bắt tình hình thực tiễn, nhất là đời sống, tình hình thiên tai, dịch bệnh, di cư tự phát, các điểm “nóng” về an ninh trật tự... tại vùng DTTS và miền núi, từ đó tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có chủ trương, giải pháp phù hợp.

Để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, đồng chí đề nghị các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện triển khai thực hiện chương trình ngay trong quý I/2022, quyết tâm giải ngân hết số vốn theo kế hoạch. 

Ở từng nội dung, các địa phương cần linh hoạt, huy động tối đa nguồn lực để hỗ trợ đầu tư, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH, xây dựng chuỗi giá trị và chuyển giao công nghệ. Từ đó tạo sinh kế bền vững, nâng cao trình độ, tay nghề, nhận thức, tinh thần tự lực tự cường, thoát nghèo vượt khó cho đồng bào; từng bước thay thế các chính sách “cho không” bằng các chính sách hỗ trợ tín dụng, công cụ, phương tiện sản xuất. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế về công tác dân tộc nhằm thu hút nguồn vốn từ các nhà tài trợ nước ngoài; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng viên, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, vai trò gương mẫu của người đứng đầu tại vùng DTTS và miền núi.

Trước mắt, các địa phương quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Về một số kiến nghị, đồng chí giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan chủ động phối hợp với Ủy ban Dân tộc nghiên cứu, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Những nội dung vượt thẩm quyền cần sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tin, ảnh: Sỹ Quyết

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh thăm, tặng quà Tết tại huyện Lục Ngạn
(BGĐT) - Chiều 13/1, đồng chí Hoàng Thị Hạnh, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đến thăm, tặng quà Tết tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Cùng đi có lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, VNPT Bắc Giang và huyện Lục Ngạn.
Bảo tồn vốn quý của đồng bào các dân tộc
(BGĐT) - Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm trong vùng Đông Bắc, có địa hình đan xen giữa miền núi, trung du và đồng bằng. Ngoài người Kinh, Bắc Giang cũng là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc thiểu số. Sự đan xen giữa các tộc người chính là nét trội của văn hoá Bắc Giang. 
Kỳ họp bất thường, Quốc hội khóa XV: Thảo luận trực tuyến hai nội dung quan trọng
Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng 10/1, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...