Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đảng có mạnh, đất nước mới phồn vinh

Cập nhật: 07:35 ngày 03/02/2022
(BGĐT) - Một mùa xuân lại về mang theo khát vọng, niềm tin và động lực đưa đất nước vào giai đoạn phát triển mới. Năm 2021, năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Đảng ta tiếp tục đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Dấu ấn xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Ba Đại hội gần đây, Đại hội XI, XII và XIII của Đảng, trong năm thứ nhất của nhiệm kỳ, T.Ư đều dành riêng một Nghị quyết - Nghị quyết lần thứ 4 - về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Điều đó cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng trong việc đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, thể hiện sự tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện một cách quyết liệt, có hiệu quả về nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn vong của Đảng và chế độ.

{keywords}

Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ảnh TTXVN

Đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết, quy định của T.Ư về công tác xây dựng Đảng, Đảng ta chỉ rõ: Những năm qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. 

Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức bộ máy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng… được đặc biệt chú trọng, tổ chức thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được những kết quả rõ rệt. Kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần rất quan trọng để đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín như ngày nay, tạo tiền đề vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

Nhìn lại thời gian qua, nhất là nhiệm kỳ Đại hội XII, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định về xây dựng Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 184 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, kế hoạch, hướng dẫn… về công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. 

Từ khi thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 khóa XII, các cấp ủy đã kiểm tra hơn 264 nghìn tổ chức đảng và gần 1,2 triệu đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với gần 16 nghìn tổ chức đảng và gần 50 nghìn đảng viên. Qua kiểm tra, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 1,3 nghìn tổ chức đảng, gần 70 nghìn đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp thi hành kỷ luật hơn 17,6 nghìn đảng viên. 

Riêng Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã thi hành kỷ luật 169 đảng viên, trong đó có 53 đồng chí diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Cùng đó, công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả. 

Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 2,2 nghìn cán bộ, đảng viên liên quan đến tham nhũng, trong đó có 113 cán bộ diện T.Ư quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu, gồm có 3 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, 9 Ủy viên T.Ư Đảng, 16 nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, 1 bộ trưởng và 5 nguyên bộ trưởng, 23 thứ trưởng và nguyên thứ trưởng, 13 bí thư và nguyên bí thư tỉnh ủy, thành ủy...

Từ những con số trên cũng cho thấy, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi một cách căn bản, thậm chí có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. 

Nguyên nhân là do một bộ phận cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý nhận thức chưa đầy đủ tính chất, tầm quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu gương mẫu, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, sa vào chủ nghĩa cá nhân, nói chưa đi đôi với làm, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật. 

Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, tự phê bình và phê bình, công tác kiểm tra, giám sát của nhiều tổ chức đảng còn hạn chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực và chế tài xử lý vi phạm ở nhiều lĩnh vực chưa có hoặc có nhưng chưa cụ thể, hiệu quả thực thi thấp. Hoạt động giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên chưa hiệu quả; chưa phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Tạo bước phát triển mới của Đảng

Bước vào giai đoạn phát triển mới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, mau lẹ, khó lường, đất nước ta bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những nguy cơ Đảng đã chỉ ra vẫn đang hiện hữu, đó là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” còn diễn biến phức tạp. 

Vì vậy, đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng và đưa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng lên tầm cao mới, gắn liền với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất. 

Không chỉ vậy, để nâng tầm công tác “then chốt”, “rường cột” này trở thành văn hóa, ở tầm đạo đức, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để Đảng và hệ thống chính trị nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri và phẩm giá con người Việt Nam. 

Xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý; phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu theo tư tưởng, đạo đức, phong cách, văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tạo bước phát triển mới của Đảng về trí tuệ, bản lĩnh chính trị, thực sự là đạo đức, là văn minh, ngày càng gắn bó mật thiết với nhân dân, ngày càng được nhân dân tin tưởng; đủ uy tín và năng lực lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Với tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt”, những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được Đảng chỉ đạo thực hiện là những vấn đề căn cơ. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm đặt ra và cũng là yêu cầu, đòi hỏi từ thực tiễn đó là đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chính trị, tư tưởng, tự phê bình và phê bình. 

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm. 

Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội; thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. 

Để thực hiện những giải pháp này, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo: “Nhận thức của chúng ta phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn và phương pháp phải đúng và sự thống nhất cao từ T.Ư đến cơ sở, sẽ thúc đẩy những giải pháp đồng bộ và quyết liệt hơn nữa, thực hiện có hiệu quả công tác then chốt này”.

Xuân lại về. Cán bộ, đảng viên và nhân dân càng thêm tin tưởng, đồng tình, kỳ vọng vào một tương lai Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, đất nước ngày càng phồn vinh.

TS Lê Thế Cương (Học viện Chính trị Công an nhân dân)

Tiếp tục thực hiện hiệu quả ba giải pháp đột phá về công tác xây dựng Đảng
(BGĐT) - Sáng 13/1, Ban Tổ chức T.Ư Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tổ chức T.Ư và các đồng chí Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức T.Ư chủ trì hội nghị. 
Quan tâm công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện
(BGĐT) - Sáng 12/1, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thường kỳ phiên thứ 7. Các đồng chí: Dương Văn Thái, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì.
Tạo khâu đột phá trong công tác xây dựng Đảng năm 2022
(BGĐT)- Sáng 30/12, Ban Thường vụ (BTV) Đảng ủy Các cơ quan (CCQ) tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022.
Đồng chí Lê Quang Đạo với công tác xây dựng Đảng trong quân đội
Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Lê Quang Đạo, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (8/8/1921-8/8/2021), Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Dung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng đã có bài viết: "Đồng chí Lê Quang Đạo với công tác xây dựng Đảng trong quân đội".
Bắc Giang: Ban hành nhiều văn bản lãnh đạo công tác xây dựng Đảng
(BGĐT)-Trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Đảng bộ các huyện, TP trong Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã xây dựng, ban hành nhiều kế hoạch, đề án, chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng giai đoạn 2021-2025.
Bắc Giang: Tiếp tục tăng cường công tác xây dựng Đảng trong doanh nghiệp
(BGĐT)-Chiều 6/7, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp (DN) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong giai đoạn mới
Sáng 5/7, Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị.


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...