Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều điểm sáng trong phục hồi, tăng trưởng kinh tế

Cập nhật: 21:20 ngày 04/07/2022
Chiều 4/7, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, lãnh đạo các bộ, ngành đã thông tin về nhiều điểm sáng, kết quả tích cực trong phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
{keywords}

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người Phát ngôn Chính phủ phát biểu. 

Theo báo cáo, GDP quý II/2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm 2021, cao hơn tốc độ tăng của quý II các năm trong giai đoạn 2011-2021 (tốc độ tăng cao nhất trong 11 năm qua).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đánh giá, đây là mức tăng trưởng hết sức tích cực trong bối cảnh thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Trần Quốc Phương cũng chia sẻ rằng, trước khi tổng hợp, báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, Bộ cũng "hồi hộp, lo lắng" trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch. Nhưng những kết quả trên cho thấy rất vui mừng, tích cực, phản ánh đúng tình hình phục hồi mạnh mẽ.

Về nguyên nhân, Thứ trưởng Phương cho rằng, quan điểm, phương hướng, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 đã được Đảng, Nhà nước xác định từ cuối năm 2021. Theo đó, mục tiêu năm 2022 là phục hồi, tạo đà, làm nền tảng để từ 2023 trở đi, kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ.

Đây cũng là kết quả tổng hòa từ tất cả giải pháp, cụ thể hóa mục tiêu trình Quốc hội, Chính phủ đã ban hành một loạt nghị quyết, quyết định, văn bản điều hành... Những kết quả đó cũng minh chứng cho quan điểm phòng, chống dịch linh hoạt, phù hợp được Chính phủ triển khai.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nền kinh tế còn đối mặt với một số khó khăn. Trước hết là về giá cả, trong đó có giá dầu, chi phí đầu vào, nguyên vật liệu, logistics,... khiến hàng hóa tăng giá, ảnh hưởng đến kế hoạch mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Thêm nữa là vấn đề thiếu hụt tức thời về lực lượng lao động, nhất tại các trung tâm kinh tế động lực, do sau dịch, người lao động chưa trở lại làm việc hoặc chuyển đổi công việc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các giải pháp, gia tăng kết nối cung cầu lao động, để giải quyết vấn đề về nguồn lao động. Còn lạm phát chưa phải vấn đề quá nóng (như các nước châu Âu), nhưng nguy cơ và sức ép là hiện hữu, cần giải pháp cấp bách.

Về mục tiêu cả năm 2022, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, tăng trưởng 6,6% vào cuối năm là con số khả thi rất lớn, kỳ vọng vượt mục tiêu.

Cũng tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã thông tin về những nội dung chính được Chính phủ xem xét, thảo luận và quyết định tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra cùng ngày. Trong đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ họp rất kỹ các giải pháp, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nghị quyết về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các dự án trọng điểm quốc gia, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát,...

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bám sát, triển khai nghiêm túc Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo, các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp; tập trung quyết liệt hơn nữa thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và các nhóm giải pháp.

Chính phủ điều hành đồng bộ, chủ động, linh hoạt phối hợp chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; trong đó tập trung sử dụng chính sách tài khóa để hỗ trợ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó là bảo đảm ổn định và phát triển lành mạnh, hiệu quả, an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, thị trường tiền tệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm, bảo đảm thị trường phát triển nhanh, bền vững; quản lý chặt chẽ giá cả hàng hóa; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Chính phủ cũng chú trọng thu hút và khơi thông nguồn vốn đầu tư toàn xã hội; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước...

Khai mạc kỳ họp thứ 4, HĐND TP Bắc Giang khóa XXII
(BGĐT) - Ngày 4/7, HĐND TP Bắc Giang khóa XXII, nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc kỳ họp thứ 4 đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2022, quyết nghị chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm và xem xét một số vấn đề quan trọng khác.
Bắc Giang: Chia sẻ thông tin đăng ký hộ tịch lên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(BGĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 644/QĐ-UBND về quy trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn bằng hình thức trực tuyến (mức độ 3).
Bắc Giang: Miễn, giảm hơn 660 tỷ đồng thuế cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã rà soát, thực hiện chính sách miễn, giảm, gia hạn đối với một số sắc thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, cá nhận bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...