Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cập nhật: 13:33 ngày 14/08/2022
Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trực tiếp giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh giữa Ban Quản lý Lăng và Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga.
{keywords}

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu, tinh dầu Liên bang Nga và Huân chương Hữu nghị cho Tham tán Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam. 

Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, tỉnh Nghệ An; cán bộ, chiến sĩ Ban Quản lý Lăng, Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga (VILAR); đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương.

Theo Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1992, khi Hiệp định giữa Việt Nam và Liên Xô trước đó không còn hiệu lực, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, Ban Quản lý Lăng và VILAR đã chuyển sang cơ chế hợp tác trực tiếp trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban Quản lý Lăng trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm thuốc thường xuyên; làm thuốc lớn định kỳ; bảo đảm các điều kiện tổ chức cho đồng bào và khách quốc tế đến viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 30 năm qua, không gián đoạn. 

Từ năm 1992 đến nay, Ban Quản lý Lăng đã cử 116 lượt cán bộ đi học tập, nghiên cứu khoa học tại VILAR. Phối hợp với VILAR liên hệ các cơ sở giáo dục tại Liên bang Nga đào tạo đại học và sau đại học cho 17 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 11 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị Lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá kiệt xuất. Người tượng trưng cho tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam, cho những giá trị cao đẹp nhất của tâm hồn, ý chí, nhân cách Việt Nam; là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cách mạng; là hình ảnh tuyệt đẹp về mối liên hệ thân thiết gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân.

Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu vĩnh biệt chúng ta, với tấm lòng kính yêu vô hạn, đời đời nhớ ơn Bác và thể theo nguyện vọng thiết tha của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, Bộ Chính trị, Trung ương Đảng quyết nghị: “Chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài và xây dựng Lăng của Người” để tên tuổi, hình ảnh, sự nghiệp vĩ đại và công lao to lớn của Người mãi khắc ghi vào con tim, khối óc của mỗi người dân đất Việt, mãi mãi là biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.

Ngay sau khi Bác mất, thực hiện nhiệm vụ giữa hai Nhà nước, các chuyên gia y tế Liên Xô và Việt Nam bắt tay vào những công việc kỹ thuật đầu tiên, vô cùng quan trọng để giữ gìn lâu dài thi hài Bác và phục vụ tang lễ tại Hội trường Ba Đình. 

Từ năm 1992, cơ chế hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng với VILAR trong nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thiết lập. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp trong điều kiện tình hình cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành “Đài hoa vĩnh cửu”, nơi hội tụ tình cảm, sự kính trọng, niềm tin, sự tri ân của các thế hệ người Việt Nam và bạn bè quốc tế đối với Hồ Chủ tịch. Từ khi khánh thành và mở cửa đón khách đến nay, Lăng đã đón tiếp, phục vụ trên 60 triệu lượt người, trong đó có hơn 10 triệu lượt khách quốc tế của hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế.

Những kết quả tích cực đó, những dấu mốc quan trọng đó là minh chứng sống động của sự hợp tác chặt chẽ, được kết tinh từ tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô trước đây và Việt Nam - Liên bang Nga ngày nay; là ý chí quyết tâm vươn lên từng bước làm chủ nhiệm vụ chính trị của tập thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Ban Quản lý Lăng; đồng thời, còn là trách nhiệm, tình cảm của các chuyên gia Nga đối với Việt Nam và Hồ Chủ tịch muôn vàn kính yêu.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, Thủ tướng trân trọng cám ơn sự hợp tác, hỗ trợ vô tư, hiệu quả của Liên Xô trước đây, Liên bang Nga ngày nay, mà thường xuyên, trực tiếp là các nhà khoa học, chuyên gia y tế của VILAR đối với nhiệm vụ “đặc biệt thiêng liêng, cao cả” này.

Người đứng đầu Chính phủ ghi nhận và biểu dương sự cống hiến, đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam, các ban, bộ ngành ở Trung ương; các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền, nhân dân các địa phương và cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động Ban Quản lý Lăng, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng đã phối hợp tổ chức thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh dự, thiêng liêng, cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Thủ tướng ghi nhận việc thời gian qua Ban Quản lý Lăng đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng kế hoạch tu bổ định kỳ, tiếp tục giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trạng thái tốt nhất, đủ điều kiện mở cửa trở lại công trình Lăng để đón tiếp, phục vụ Nhân dân, khách quốc tế đến viếng.

Theo Thủ tướng, trong giai đoạn phát triển mới, việc hợp tác giữa hai nước nói chung và giữa Ban Quản lý Lăng và VILAR có những thuận lợi và thời cơ mới, song phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức.

Thủ tướng yêu cầu, Hội đồng Khoa học cấp Nhà nước về bảo quản, giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh, các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nước, các chuyên gia giỏi, đầu ngành trong lĩnh vực y sinh chủ động nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp, tham gia hợp tác với Ban Quản lý Lăng nghiên cứu giải quyết các vấn đề khó, cấp bách và tham mưu, đề xuất những chủ trương, giải pháp phù hợp trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong công tác phối hợp, hợp tác giữa Ban Quản lý Lăng và VILAR, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hợp tác trong cải tiến công nghệ và quy trình làm thuốc theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng, độ an toàn cho thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiêu chuẩn hóa và đảm bảo khai thác được toàn bộ vật tư chuyên dùng tại Việt Nam.

Thủ tướng mong muốn và tin tưởng, phát huy truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa hai đất nước, hai dân tộc, hai cơ quan và những kết quả tích cực đạt được trong những năm qua, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và VILAR sẽ không ngừng nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, chủ động, sáng tạo, phối hợp hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vinh dự, thiêng liêng và cao quý này.

Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã trao tăng Huân chương Lao động hạng Ba cho Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu, tinh dầu Liên bang Nga; Huân chương Hữu nghị cho Trưởng đại diện Thương mại Liên bang Nga tại Việt Nam và Bằng khen cho 12 tập thể, cá nhân thuộc Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thành tích xuất sắc trong 30 năm hợp tác trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Sáng cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn các nhà khoa học, lãnh đạo VILAR do Giám đốc, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga Sidelnikov Nikolai Ivanovich làm Trưởng đoàn sang Việt Nam dự Hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh với Viện vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

* Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi tiếp Đoàn các nhà khoa học, lãnh đạo Viện Nghiên cứu khoa học dược liệu và tinh dầu Liên bang Nga.

Đội tuyển xe tăng Việt Nam ra quân thi đấu tại Army Games 2022
Chiều 13/8, trong khuôn khổ Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022, Kíp số 1 của Đội tuyển xe tăng Việt Nam bước vào thi đấu lượt đầu tiên của cuộc thi Xe tăng hành tiến. Đông đảo bà con cộng đồng người Việt Nam tại Nga đã đến thao trường Alabino ở ngoại ô Moskva để cổ vũ cho đội tuyển xe tăng thi đấu.
Sắp trình Bộ Chính trị Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Theo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến chủ trương đầu tư trong tháng 9. Tổng mức đầu tư hơn 58 tỷ USD, tốc độ chạy tàu tối đa 320km/h.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...