Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quốc hội thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi)

Cập nhật: 14:34 ngày 25/10/2022
(BGĐT) - Theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên họp.

Trước khi tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Thanh tra (sửa đổi), Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình và nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đồng thời Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường.

Trong phiên thảo luận có 23 lượt ý kiến đại biểu phát biểu, 1 ý kiến tranh luận. Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (đại biểu Đoàn Bắc Giang) phát biểu tranh luận và kiến nghị một số nội dung vào dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi). Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo giữ nguyên quy định về thanh tra sở đã được quy định tại Điều 23 Luật Thanh tra hiện hành với 3 lý do sau:

Thứ nhất, thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra là nội dung không thể thiếu của quản lý nhà nước, là giai đoạn cuối cùng trong chu trình quản lý, có vai trò kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước. 

Thanh tra làm cho chu trình quản lý nhà nước được khép kín, các hoạt động ban hành và tổ chức thực hiện quyết định quản lý được gắn bó chặt chẽ hơn. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra đối với việc thực hiện các quyết định mà mình đã ban hành. Đó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước. 

Qua thanh tra để có các kiến nghị khắc phục những sơ hở, yếu kém, đề xuất những biện pháp đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý nhà nước phải có thanh tra và thanh tra phải phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước. Ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó phải có thanh tra. Quản lý nhà nước mà không có thanh tra sẽ dẫn tới quan liêu và xa rời thực tiễn.

{keywords}

Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà (Đoàn Bắc Giang) phát biểu tại hội trường. Ảnh Doãn Tấn

Thứ hai, theo quan điểm quản lý hiện nay cũng như thực tế đã chứng minh, ngành nào cũng quan trọng với những khó khăn, thách thức, nhạy cảm phức tạp không thể cân đong đo đếm xem ngành nào phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn ngành nào nên không thể có sự phân biệt đối với các ngành ngay tại văn bản luật của Quốc hội khi quy định sở thì có cơ quan thanh tra do Quốc hội quy định; sở thì có cơ quan thanh tra do Chính phủ quy định; sở thì có cơ quan thanh tra do UBND tỉnh quy định.

Thứ ba, việc thực hiện chức năng xử lý, xử phạt vi phạm hành chính đối với những vi phạm thuộc lĩnh vực chuyên ngành phát hiện qua thanh tra sẽ thực hiện như thế nào trong khi theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản có liên quan, thanh tra tỉnh không có chức năng xử phạt vi phạm hành chính như chức vụ chánh thanh tra, thanh tra viên của thanh tra sở hoặc trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành (do giám đốc sở thành lập).

Trong trường hợp cơ quan soạn thảo giữ nguyên quan điểm như nội dung dự thảo luật, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà kiến nghị ở những sở không thành lập cơ quan thanh tra và nhiệm vụ thanh tra giao cho đơn vị khác thuộc sở thì theo quy định giám đốc sở vẫn có thẩm quyền thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch hoặc tiến hành thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu quản ý nhà nước và trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do giám đốc sở thành lập vẫn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Việc này sẽ đáp ứng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước của những sở không thành lập tổ chức thanh tra.

Tiến Hòa

Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi)
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng 25/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
Thông cáo số 4, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
Thứ Hai, ngày 24/10, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 4 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đóng góp nhiều ý kiến trong phiên thảo luận ở tổ
(BGĐT) - Tiếp theo chương trình kỳ họp thứ 4, Quốc hội Khóa XV, sáng 22/10, các đại biểu thảo luận ở tổ. Tham gia thảo luận tại tổ 19 gồm có ba Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các tỉnh: Bắc Giang, Long An và Quảng Bình.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...