Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hiệp định Paris: Bước ngoặt lịch sử khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Cập nhật: 15:31 ngày 17/01/2023
Ngày 17/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp các ban, bộ, ngành trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023).

{keywords}

Các đại biểu dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris. (Ảnh: Thủy Nguyên).

Tới dự Lễ kỷ niệm, có các đồng chí: Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tham dự Lễ kỷ niệm, còn có các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; các đồng chí lãnh đạo ban, bộ, ngành địa phương, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và bạn bè quốc tế; đặc biệt còn có một số cán bộ, thành viên đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam; các cán bộ từng tham gia phục vụ việc đàm phán, ký kết và thi hành Hiệp định…

Trong diễn văn tại Lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Hiệp định Paris được ký kết cách đây tròn nửa thế kỷ đã kết thúc thắng lợi cuộc đàm phán dài nhất, phức tạp nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam để chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất trong thế kỷ 20. Thắng lợi này có ý nghĩa chiến lược, tạo nên cục diện mới để quân và dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào” với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất Tổ quốc, mở ra kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất và phát triển ở Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại này là kết tinh thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh vô cùng to lớn của quân và dân ta trên mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

{keywords}

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Thủy Nguyên).

Hiệp định Paris không chỉ là thắng lợi của nhân dân Việt Nam, mà còn đi vào lịch sử cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, tự do, tiến bộ và công lý. Phong trào chống chiến tranh xâm lược phi nghĩa và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ và sâu rộng trên thế giới. Phong trào này đã trở thành biểu tượng của thời đại và tiêu biểu cho lương tri loài người.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris là một pho sách vô cùng quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học mãi mãi còn nguyên giá trị, trong đó có những bài học đã trở thành triết lý, quan điểm xuyên suốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Bình tri ân các chiến sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. (Ảnh: Thủy Nguyên).

Trong không khí xúc động của buổi lễ, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình nhớ lại những kỷ niệm về quá trình tham gia đàm phán Hiệp định Paris. Bà Nguyễn Thị Bình khẳng định, Hiệp định Paris là thắng lợi có tính quyết định đi đến giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, là kết quả của gần 20 năm chiến tranh ác liệt, gian khổ của cả dân tộc. Bà cũng tri ân các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh vì sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

Khẳng định yếu tố quyết định thắng lợi của Hiệp định Paris là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Đảng và Nhà nước, bà Nguyễn Thị Bình bày tỏ tự hào về dân tộc Việt Nam, tự hào về Đảng quang vinh; tin tưởng đất nước Việt Nam sẽ phát triển mạnh và bền vững.

{keywords}

Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Hà Đăng, thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, phát biểu tại Lễ kỷ niệm. (Ảnh: Thủy Nguyên).

Nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Hà Đăng, thành viên Đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam nhấn mạnh, việc ký Hiệp định Paris là thắng lợi của ngoại giao Việt Nam. Việc Mỹ đặt bút ký Hiệp định Paris đã đặt vị trí Bộ trưởng Ngoại giao của bà Nguyễn Thị Bình ngang hàng với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ. Điều đó cũng là sự công nhận của Mỹ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền nam Việt Nam, công nhận sự độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, bà Hélène Luc, Thượng Nghị sĩ danh dự, Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Pháp-Việt khẳng định, dù 50 năm đã trôi qua kể từ ngày ký Hiệp định Paris nhưng những tình cảm và niềm vui trong bà vẫn vẹn nguyên. Theo bà, thế giới đã hân hoan chào đón thắng lợi của dân tộc Việt Nam.

Các nước thống nhất lộ trình thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Ngày 15-12, các quốc gia đã đạt được thống nhất về lộ trình thực thi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Theo các nguồn tin, phái đoàn của gần 200 quốc gia cuối cùng cũng đã tìm được sự đồng thuận về cơ chế hướng dẫn quy định chung, được xây dựng để hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra trong Hiệp định Paris năm 2015 về việc giới hạn mức tăng nhiệt độ của Trái Đất ở mức dưới 2 độ C.
Giới thiệu nhiều tài liệu tối mật tại triển lãm về Hiệp định Paris
Ngày 31-8, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) tổ chức khai mạc Triển lãm chuyên đề "Hiệp định Paris về Việt Nam - Cánh cửa đến hòa bình".
Lần đầu tiên công bố tài liệu do Mỹ giải mật về Hiệp định Paris năm 1973
Lần đầu tiên, một số tư liệu do cơ quan Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ giải mật về Hội nghị Paris năm 1973 đã được giới thiệu tới công chúng Thủ đô tại triển lãm “Hội nghị Paris – Đường đến hòa bình". 
Theo Nhân Dân
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...