Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làm rõ khái niệm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tiêu dùng

Cập nhật: 15:16 ngày 15/02/2023
Sáng 15/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
{keywords}

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo.

Bổ sung quy định về dịch vụ công

Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, để làm rõ hơn việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ công, dự thảo Luật đã bổ sung quy định khi sử dụng dịch vụ công, người tiêu dùng được bảo vệ theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. Đồng thời, để ngăn chặn việc cung cấp các dịch vụ không bảo đảm chất lượng, dự thảo Luật đã bổ sung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ công) không đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, giao kết.

Dự thảo Luật cũng đã bổ sung, hoàn thiện nhiều cơ chế để bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng như quy định về trách nhiệm chung của tổ chức, cá nhân kinh doanh trên không gian mạng; trách nhiệm cụ thể của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian; xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số; thực hiện nghĩa vụ nhận ủy quyền của người tiêu dùng trong quá trình giao dịch trên nền tảng số…

{keywords}

Quang cảnh phiên thảo luận.

Về trách nhiệm của người tiêu dùng, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thấy rằng, việc bổ sung quy định về nghĩa vụ theo hướng người tiêu dùng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mà mình đưa ra, có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức kinh doanh nếu có thiệt hại xảy ra từ việc đưa thông tin sai sự thật sẽ là cơ sở để phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức và giúp người tiêu dùng thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với hoạt động mua, bán và sử dụng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.

Liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng dễ bị tổn thương, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã bổ sung quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là người nghèo (thành viên của hộ nghèo).

Về các vấn đề cần xin ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nêu rõ, Thường trực Ủy ban đề xuất 2 phương án về khái niệm “người tiêu dùng” để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, gồm: Phương án 1, giữ như Luật hiện hành, đồng thời bổ sung nội dung “và không vì mục đích thương mại”: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức và không vì mục đích thương mại; phương án 2, giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình Quốc hội: “Người tiêu dùng là cá nhân mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình và không vì mục đích thương mại”. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội thống nhất với phương án 1.

“Người tiêu dùng” gồm tổ chức và cá nhân

Phát biểu thảo luận, về khái niệm “người tiêu dùng”, nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội bày tỏ đồng tình với phương án 1. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho rằng, phương án 1 sẽ tạo được cơ chế bảo vệ nhanh chóng, hiệu quả khi xảy ra các trường hợp số đông người tiêu dùng bị thiệt hại do vi phạm từ phía nhà sản xuất, kinh doanh, nhất là các trường hợp nhà trẻ, trường học, doanh nghiệp mua hàng tiêu dùng cho trẻ em, học sinh, công nhân…

Cơ bản đồng ý với phương án 1, tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đề nghị, bỏ cụm từ “và không vì mục đích thương mại” tại phương án này.

{keywords}

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu.

Nhận định khái niệm “người tiêu dùng” vốn là vấn đề tương đối phức tạp, khó xử lý hiện nay, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề xuất giải thích khái niệm “người tiêu dùng” như sau: "Người tiêu dùng là người mua hoặc sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức và không vì mục đích thương mại".

Phát biểu ý kiến chỉ đạo, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, đối với những vấn đề xin ý kiến, cần xin ý kiến những vấn đề lớn, quan trọng và qua quá trình thảo luận cho đến nay so với mục tiêu, yêu cầu của luật cần phải hoàn thiện sửa đổi, bổ sung để bảo đảm xem xét căn cơ. Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần làm rõ cơ sở, căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn của các phương án.

{keywords}

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu ý kiến chỉ đạo.

Đối với khái niệm “người tiêu dùng”, Chủ tịch Quốc hội cho biết, luật hiện hành đang quy định “người tiêu dùng” gồm cả cá nhân và các tổ chức. Do đó, khi thay đổi quy định này, cần đánh giá kỹ hơn về đặc thù của Việt Nam, thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam. “Trong bối cảnh pháp luật đang bảo vệ cả tổ chức và cá nhân mà quyền lợi người tiêu dùng còn bị xâm phạm, việc đề xuất bỏ đi một chủ thể quan trọng và khá phổ biến đối với Việt Nam thì có nên không?”, đồng chí Vương Đình Huệ đặt vấn đề.

Kết luận phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp thu, chuẩn bị hồ sơ dự thảo Luật xin ý kiến hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, tiếp tục hoàn thiện dự thảo gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn chỉnh hồ sơ dự án Luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ năm (tháng 5/2023).

* Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kiến tạo phát triển
Chiều 14/2, tiếp Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN và EuroCham Việt Nam, gồm đại diện gần 50 thành viên từ các công ty, tập đoàn EU trong khu vực, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Quốc hội Việt Nam luôn đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm trong mọi quyết sách, sẵn sàng tạo mọi hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng thủ dân sự
Chiều 14/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Không giới hạn các vấn đề, nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường
Sáng 14/2, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 20, dưới sự điều hành của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành Nội quy kỳ họp Quốc hội và dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Ban Thư ký.
Theo Hà Nội Mới
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...