Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc hội / Kỳ họp Quốc hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Không nên lấy tiêu chí về diện tích tối thiểu làm điều kiện đăng ký thường trú

Cập nhật: 13:35 ngày 21/10/2020
(BGĐT)- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 21/10, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi). Tại điểm cầu Bắc Giang, đại biểu Hà Thị Lan đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo.
{keywords}

Đại biểu Hà Thị Lan phát biểu góp ý vào dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi).

Sau kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) được chỉnh lý gồm 7 chương, 39 điều và có những nội dung mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). Tuy nhiên, một số nội dung còn ý kiến khác nhau. 

Tại phiên thảo luận, đại biểu Hà Thị Lan góp ý Điều 20 về Điều kiện đăng ký thường trú, Điểm b khoản 3 có 2 phương án: Phương án 1: Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người. Phương án 2: Đã đăng ký tạm trú trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư từ 1 năm trở lên. 

Đại biểu Hà Thị Lan tán thành với phương án 2 và đề nghị không nên lấy tiêu chí về diện tích tối thiểu làm điều kiện để đăng ký thường trú với người thuê, mượn hoặc ở nhờ. Theo đại biểu Lan, quy định như vậy không bảo đảm sự bình đẳng giữa đối tượng này với một số trường hợp khác tương tự. 

Đại biểu nêu ví dụ, người chuyển về ở chung với người thân thì không bị hạn chế bởi điều kiện về diện tích tối thiểu. Thay vào đó, đại biểu đề nghị xem xét và bổ sung điều kiện về thời gian tạm trú ít nhất là 1 năm làm căn cứ để xem xét đăng ký thường trú sẽ hợp lý hơn.

Tại Điều 27 về Điều kiện đăng ký tạm trú, khoản 2 có 2 phương án. Phương án 1: Thời hạn tạm trú tối đa là 2 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần. Phương án 2: Không quy định về thời hạn.

Đại biểu Hà Thị Lan tán thành với phương án 1 quy định thời hạn tạm trú và định kỳ gia hạn nếu có yêu cầu của người tạm trú. Đại biểu cho rằng, quy định như vậy là bảo đảm cho việc quản lý việc tạm trú công dân của cơ quan chức năng được thuận lợi, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, người lao động thường xuyên di chuyển để tìm việc làm, học tập và công tác. 

Tuy nhiên, để tránh phiền hà cho người dân thì thủ tục gia hạn cần phải thật đơn giản, gọn nhẹ. Nội dung này có thể quy định trong luật hoặc giao cơ quan chức năng quy định cụ thể.

{keywords}

Đại biểu dự tại điểm cầu Bắc Giang.

Đại biểu Hà Thị Lan cũng đề nghị cần cân nhắc một số nội dung của Điều 28 về Hồ sơ, thủ tục đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú. 

Theo đại biểu, việc quy định thời hạn 3 ngày làm việc để giải quyết yêu cầu gia hạn là dài, chỉ nên 2 ngày, hoặc 1 ngày là phù hợp. 

“Mọi thông tin về người xin đăng ký tạm trú cơ quan chức năng đã nắm từ khi họ làm thủ tục xin tạm trú, việc xác minh không có gì phức tạp, nhất là trong điều kiện công nghệ thông tin như hiện nay”, bà Lan nói. 

Đại biểu cũng cho rằng, việc quy định người xin gia hạn phải báo trước 30 ngày trước khi hết hạn là quá dài và đề nghị nghiên cứu, rút ngắn còn 15 ngày.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
Đúng 9 giờ ngày 20/10, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 10 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Phiên họp được tổ chức trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến các điểm cầu tại Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ngày mai (20/10), khai mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV
Thứ Ba, ngày 20/10/2020, Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 10 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Bế mạc phiên họp thứ 49 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Ngày 15/10, sau ba ngày làm việc khẩn trương, tích cực, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành nội dung chương trình đề ra và bế mạc phiên họp thứ 49 dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.
Công Doanh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...