Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xem xét, hoàn chỉnh Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) trong 3 kỳ họp

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 7-11, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018, dự án Luật có phạm vi sửa đổi và tên gọi là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự. Tuy nhiên, do sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung nên Chính phủ đề nghị Quốc hội cho thay đổi phạm vi sửa đổi và tên gọi của dự án Luật thành Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi).

Ủy ban Tư pháp tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc mở rộng phạm vi sửa đổi và đổi tên gọi của dự án Luật. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, yêu cầu đặt ra đối với luật sửa đổi toàn diện khác cơ bản với luật sửa đổi, bổ sung một số điều. Việc thay đổi phạm vi sửa đổi và tên gọi từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều sang Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) sẽ đặt ra yêu cầu phải bổ sung, hoàn thiện thêm nhiều vấn đề.

{keywords}

Toàn cảnh phiên họp.

Do vậy, việc Chính phủ để đến thời điểm dự thảo Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đề xuất thay đổi phạm vi, tên gọi của dự thảo Luật cho thấy sự bị động trong việc chuẩn bị dự án Luật và chưa đánh giá được đầy đủ những yêu cầu của việc sửa đổi toàn diện dự án Luật. Đồng thời, việc thay đổi gấp như vậy cũng dẫn đến bị động, khó khăn cho Ủy ban Tư pháp trong việc thẩm tra. Ủy ban Tư pháp đề nghị, trường hợp Quốc hội chấp nhận Tờ trình của Chính phủ về thay đổi tên gọi, phạm vi sửa đổi của dự án Luật thì đề nghị Quốc hội cho lùi thời gian thông qua dự thảo Luật so với thời gian đã được quyết định trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Ủy ban Tư pháp nhận thấy, hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội. Tuy nhiên nội dung nhiều vấn đề cần được xem xét, hoàn thiện thêm nhằm bảo đảm chất lượng của dự án Luật. 

Đáng lưu ý, dự thảo Luật đã bổ sung quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại. Đây là quy định mới, ở nước ta chưa có tiền lệ, chưa có kinh nghiệm thực tiễn nhưng trong Báo cáo đánh giá tác động, Cơ quan soạn thảo chỉ đưa ra 2 phương án để lựa chọn là: Có quy định hay không quy định thành một Chương trong Luật, mà chưa đánh giá cụ thể về tính khả thi của việc thi hành từng loại hình phạt đối với pháp nhân thương mại. Từ đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Chính phủ hoàn thiện Báo cáo đánh giá tác động về những nội dung nêu trên.

Về quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khẳng định, Ủy ban Tư pháp tán thành với những quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Tuy nhiên, quan điểm chỉ đạo này lại chưa được cụ thể hóa đầy đủ trong nhiều nội dung của dự thảo Luật, một số nội dung của dự án Luật chưa bảo đảm chất lượng, thiếu khả thi. Đặc biệt, quy định về thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại là một trong những nội dung cơ bản nhất của việc sửa đổi lần này. Tuy nhiên, quy định về trình tự, thủ tục chi tiết, hậu quả của việc cưỡng chế thi hành các hình phạt và biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại đều chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trên cơ sở đó, Ủy ban Tư pháp đề nghị Quốc hội cho xem xét, thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp. Theo đó, kỳ họp thứ 6, Quốc hội cho ý kiến về những vấn đề lớn. Sau đó, Chính phủ sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội cho ý kiến lần 2 tại kỳ họp thứ 7 và xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 8.

Quy định cụ thể trách nhiệm của Tổ thẩm định liên ngành trong dự án Luật Đặc xá (sửa đổi)
Sáng 7-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đặc xá (sửa đổi).
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...