Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đề nghị không tổ chức lao động và dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 12-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi) và dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm (Hà Nội) nêu rõ: Đây là dự án Luật quan trọng, phức tạp, có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều điều luật về tư pháp, tác động trực tiếp đến đời sống, an ninh xã hội. Qua xem xét dự thảo Luật, ý kiến của các cử tri, đại biểu thống nhất với Ủy ban Tư pháp là dự án Luật cần được hoàn thiện để bảo đảm chất lượng, tính khả thi và mong muốn của cộng đồng. Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội thông qua dự án Luật theo quy trình 3 kỳ họp.

{keywords}

Đại biểu Quốc hội TP Hải Phòng và tỉnh Phú Thọ thảo luận ở tổ.

Về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, đại biểu cho rằng, quy định nội dung này nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của bản án kết hợp trừng trị, giáo dục người phạm tội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội song cũng bảo vệ quyền con người, tạo điều kiện để người phạm tội hướng thiện. Điều 14, Hiến pháp 2013 nêu rõ: “…các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Vì vậy, việc xác định quyền bị hạn chế của người phạm tội là yêu cầu cần làm rõ trong dự thảo Luật.

Theo đại biểu, Điều 27, dự thảo Luật đã quy định các nhóm quyền của phạm nhân, trong đó có nhiều quy định cụ thể nhưng cũng có quy định nêu chung chung, mang tính nguyên tắc. Cụ thể, dự thảo Luật quy định: "Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang chấp hành án tại trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ". Quy định như vậy sẽ khó thực hiện, chưa khắc phục những vướng mắc trong thực tiễn.

Nhiều ý kiến cho rằng, đối với người chấp hành án phạt tù, do họ bị cách ly khỏi xã hội, bị hạn chế quyền tự do đi lại nên có một số quyền công dân khác sẽ khó bảo đảm thực hiện được đầy đủ như đối với công dân bình thường đang ở ngoài xã hội. Việc cụ thể hóa quyền con người theo quy định của Hiến pháp đối với phạm nhân phải có bước đi phù hợp để  bảo đảm tính khả thi, bảo đảm khả năng đáp ứng của Nhà nước, tránh hình thức.

Đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội) phân tích: Qua nghiên cứu báo cáo của Chính phủ trong công tác thi hành án phạt tù, một trong những hạn chế là lực lượng làm nhiệm vụ thi hành án còn thiếu, trình độ nghiệp vụ còn hạn chế, lơ là, mất cảnh giác để đối tượng lợi dụng vi phạm. Do đó, dự thảo Luật là chưa bảo đảm tính khả thi và có thể nhìn thấy trước những rủi ro, phức tạp; nguy cơ cao là phạm nhân trốn khỏi sự kiểm soát của cán bộ quản lý trại giam, gây tiêu cực đến cộng đồng xã hội như khu dân cư, vùng lân cận khu vực sản xuất...

Đại biểu Hoàng Văn Hùng (Thái Nguyên) nhấn mạnh, cần xem xét kỹ quy định tổ chức lao động dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam nhằm bảo đảm tính khả thi. Cải tạo phạm nhân để thành người có ích cho xã hội thì cần phải có sự khác biệt, cần có sự cách ly với xã hội khi thi hành án phạt tù. Do vậy, lao động của phạm nhân phải tổ chức trong khu vực trại giam vừa bảo đảm an toàn, tránh phạm nhân trốn trại.

Tại phiên thảo luận tổ chiều 12-11, các đại biểu Quốc hội cũng cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPP
Chiều 12-11, với 469 phiếu tán thành, tương đương 96,70%, kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 14 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.
 
Thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020
Sáng 12-11, với 89,48% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.
 
Theo TTXVN
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...