Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.

Sáng 21-5, góp ý về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc xã hội hoá biên soạn SGK là cần thiết. Tuy nhiên, ông Hoà đề nghị Bộ GDĐT cần phải làm rõ SGK có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.

Mặt khác, sách tham khảo do giáo viên lựa chọn nhưng cần phải quy định rõ ràng để phòng việc giáo viên lợi dụng cho việc dạy thêm, học thêm, học sinh nào không học thêm không thể làm được bài kiểm tra tại lớp, gây bức xúc trong phụ huynh học sinh.

{keywords}

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình.

Ngoài ra, vị ĐBQH đoàn Đồng Tháp cho rằng, SGK giảng dạy phải được công bố có thời hạn rõ ràng trước khi năm học mới khai giảng để học sinh chủ động tìm sách học, tránh gây khó cho học sinh.

Báo cáo tại Quốc hội về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, hiện nay, quy định về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) trong Dự thảo Luật đã cụ thể hóa tinh thần các nghị quyết của Đảng và Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT.

Theo đó, việc giảng dạy và học tập phổ thông chuyển từ giáo dục thiên về truyền thụ kiến thức sang giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh.

"Với quan điểm này, trên nền tảng một chương trình GDPT thống nhất dùng chung trong cả nước do Bộ GDĐT ban hành; SGK là tài liệu học tập, cụ thể hóa chương trình, giúp giáo viên và học sinh sáng tạo trong phương pháp dạy và học, nhằm tiếp thu tốt nhất kiến thức của chương trình GDPT", ông Bình nói.

Ngoài ra, ông Bình cho biết, thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, hiện nay Bộ GDĐT đã công bố chương trình GDPT thống nhất trong cả nước và đang soạn thảo ban hành bộ SGK theo chương trình này, sẽ hoàn thành sau năm 2022.

"Vì vậy, UBTVQH đề nghị được giữ quy định một chương trình thống nhất, mỗi môn học có một hoặc một số SGK như trong dự thảo luật", ông Bình nói.

Để rõ ràng, mạch lạc hơn về vai trò của chương trình GDPT và sách giáo khoa, ông Bình cho biết, nội dung này đã được quy định thành hai điều riêng biệt: Điều 31 quy định về chương trình GDPT, Điều 32 quy định về SGK.

Theo các quy định này, chương trình là pháp lệnh, thống nhất trong toàn quốc; sách giáo khoa là công cụ giảng dạy, triển khai chương trình GDPT.

"Để bảo đảm chất lượng của chương trình và SGK GDPT, Dự thảo Luật quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ GDĐT, UBND các địa phương, Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình, SGK và Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục cấp tỉnh", ông Bình nhấn mạnh.

Ngoài ra, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên cho biết, Luật cũng quy định quy trình chọn sách giáo khoa tại địa phương do UBND tỉnh quyết định theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Tạo sự thống nhất cao để Quốc hội có những quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân
Sáng 20-5, kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
 
Hôm nay, khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Theo chương trình, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ làm việc trong thời gian 20 ngày và họp phiên bế mạc vào ngày 14-6-2019.
 
Kiểm toán Nhà nước chuyển 5 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra
Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, cơ quan này đã chuyển 5 vụ việc sang Cơ quan Cảnh sát điều tra kiến nghị điều tra làm rõ để xử lý về hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can 2 vụ.
 
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình: Không để xảy ra sai phạm, gian lận thi THPT năm 2019
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh điều này tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...