Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại biểu Hoàng Văn Cường: Phải kiểm toán lại cơ quan kiểm toán

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng cần phải có một cơ quan rà soát lại kết quả của cơ quan kiểm toán để bảo đảm tính khách quan.

Trong buổi thảo luận tổ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước chiều 23-5, đại biểu TP Hà Nội Hoàng Văn Cường bày tỏ đồng tình với tinh thần tăng cường vai trò, trách nhiệm, quyền lực của Kiểm toán Nhà nước. 

Tuy nhiên, theo vị Hiệu phó Đại học Kinh tế Quốc dân, tăng quyền lực cho cơ quan Kiểm toán Nhà nước cũng phải đi kèm giám sát.

{keywords}

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.

Ông Cường khẳng định đề xuất kiểm soát chất lượng kiểm toán bằng việc kiểm toán tự tổ chức các cơ quan để kiểm soát thường xuyên chất lượng kiểm toán theo điều 49a của dự luật là hết sức đúng đắn. 

Mặc dù vậy, vị đại biểu này cho rằng nếu muốn kiểm soát chất lượng kiểm toán mà chỉ dừng lại ở kiểm toán nội bộ thì không bảo đảm tính khách quan.

"Tôi cho rằng cần phải kiểm toán lại cơ quan kiểm toán. Rất nhiều nước đều có 1 cơ quan chịu trách nhiệm kiểm toán lại cơ quan kiểm toán. 

Như hiện nay không có cơ quan nào rà soát lại cơ quan kiểm toán. Làm thế có đúng hay không?", ông Cường cho hay.

Về đề xuất quyền khiếu nại của các đơn vị được kiểm toán, vị đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho biết ông đồng tình với đề xuất này.

Tuy nhiên, theo ông Cường, khiếu nại đầu tiên sẽ khiếu nại lên Kiểm toán Nhà nước. Kiểm toán Nhà nước sẽ xem xét khiếu nại này. 

Trong trường hợp phức tạp, Kiểm toán Nhà nước sẽ phải lập ra một hội đồng kiểm toán để xem xét. 

Nhưng quy định của hội đồng Kiểm toán Nhà nước nêu rõ chỉ trong "trường hợp cần thiết" có thể mời thêm chuyên gia bên ngoài.

Ông Cường lo ngại với các "trường hợp không cần thiết" vì việc thiếu vắng các chuyên gia bên ngoài sẽ khiến việc xem xét khiếu nại không được khách quan.

"Tôi đề nghị cần bổ sung, sửa đổi về vấn đề khi hội đồng Kiểm toán Nhà nước xem xét giải quyết khiếu nại cần có ít nhất 50% thành viên là chuyên gia độc lập bên ngoài", ông Cường nhấn mạnh.

Liên quan tới vấn đề công khai minh bạch báo cáo kiểm toán, điều 50 của Luật Kiểm toán nêu rõ các báo cáo sau khi được ký phải được công khai. 

Tuy nhiên, theo ông Cường, cho tới nay hầu như không có ai nắm được thông tin về các báo cáo kiểm toán. 

Vì vậy, cần sửa lại phương thức công khai, thời gian công khai để  bảo đảm tất cả người dân có thể dễ dàng tiếp cận các báo cáo sau khi có kết luận.

Cũng trong buổi thảo luận tổ, đại biểu Nguyễn Quốc Bình bày tỏ thắc mắc liên quan tới quy định tránh chồng chéo giữa thanh tra, kiểm tra và kiểm toán.

"Theo quy định của Chính phủ, Thanh tra và Kiểm toán định kỳ phải có kế hoạch và thông báo với nhau để tránh chồng chéo thời gian. 

Tuy nhiên trong trường hợp 2 cơ quan này không quyết định được, thì ai sẽ là người quyết định?", ông Bình đặt câu hỏi.

Ông Bình nhấn mạnh cần phải quy định rõ về vấn đề này. Bản thân ông cho rằng trong trường hợp không có sự thống nhất giữa 2 bên thì buộc phải theo quyết định của cơ quan kiểm toán vì cơ quan này xét về mặt pháp luật có giá trị cao hơn vì là cơ quan do Quốc hội thành lập.

Bỏ quy định cấm bán rượu, bia trên Internet
Nhiều đại biểu cho rằng quy định cấm bán rượu, bia trên Internet không khả thi, chưa phù hợp với xu thế phát triển thương mại điện tử.
 
Nhiều ý kiến về quy định tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam
Chiều 22-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi). Trong đó, những quy định của dự thảo về tổ chức cho phạm nhân lao động ngoài trại giam tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội.
 
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV: Cần những giải pháp chiến lược, tạo niềm tin trong nhân dân
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sáng 22-5, các đại biểu thảo luận ở tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019.
 
Quy định bản sắc văn hóa trong kiến trúc không thể giao cấp tỉnh
Tiếp theo chương trình làm việc của kỳ họp thứ 7, chiều nay (21-5), Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Luật Kiến trúc.
 
Sách giáo khoa phải sử dụng được lâu dài, nếu mỗi năm lại thay gây lãng phí
Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần phải làm rõ việc sách giáo khoa (SGK) có thể sử dụng lâu dài, không phải mỗi năm lại thay sách khác gây lãng phí.
 

Theo VTC

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...