Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quy định rõ trách nhiệm bảo đảm quyền lợi cho người lao động là dự bị động viên tại các DN

Chiều 28-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, sau khi nghe Tờ trình về dự án Luật Lực lượng dự bị động viên, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về nội dung này.

Qua thảo luận, các đại biểu đều thống nhất với sự cần thiết xây dựng Luật Lực lượng dự bị động viên nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, nhất là các luật điều chỉnh quan hệ xã hội  trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tạo hành lang pháp lý đầy đủ để lực lượng dự bị động viên hoạt động hiệu quả, hiệu lực. Đồng thời, cũng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay; cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến Lực lượng dự bị động viên, khắc phục những vướng mắc, bất cập và hạn chế sau hơn 20 năm thực hiện Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên.

{keywords}

Quốc hội thảo luận tại tổ chiều 28-5.

Góp ý vào những nội dung cụ thể, đại biểu Lưu Thành Công (Vĩnh Long) tán thành với việc nâng Pháp lệnh về lực lượng dự bị động viên thành Luật, nhằm tạo cơ sở pháp lý xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, có chất lượng cao, làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Đại biểu tỉnh Vĩnh Long cũng tán thành với quy định lực lượng dự bị động viên là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, song đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, đưa vai trò, vị trí, chức năng, quyền hạn của lực lượng dự bị động viên vào dự thảo luật để khẳng định thêm tầm quan trọng của lực lượng này trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Quan tâm đến quyền lợi của lực lượng dự bị động viên, từ thực tiễn, đại biểu Nguyễn Thị Minh Trang (Vĩnh Long) đề xuất cơ quan soạn thảo xác định rõ mối quan hệ, trách nhiệm của các doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng đối tượng dự bị động viên. Theo đại biểu, qua nghiên cứu báo cáo của Bộ Quốc phòng về tổng kết thi hành Pháp lệnh lực lượng dự bị động viên cho thấy, số lượng quân nhân dự bị tham gia các doanh nghiệp hiện nay chiếm tỷ lệ rất cao. Ngoài ra, thời gian qua, việc gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện diễn tập, kiểm tra không tác động nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và luôn được các doanh nghiệp phối hợp tốt, số tập trung có tỷ lệ rất cao.

Tuy nhiên, theo đại biểu, qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, quyền và lợi ích chính đáng của lực lượng dự bị động viên, nhất là tiền lương, tiền thưởng, hay việc làm ổn định khi trở lại công việc tại các doanh nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ dự bị động viên thường không được bảo đảm, nhất là ở các doanh nghiệp. Bởi vì, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền, trong thời gian lực lượng lao động dự bị động viên được huy động thực hiện nghĩa vụ thì có lực lượng khác được tuyển dụng thay thế, dẫn đến việc lực lượng này bị mất việc...; hoặc nếu có bảo đảm được việc làm thì chế độ lương thưởng của năm đó cũng không được bảo đảm...

Do đó, đại biểu đề nghị dự thảo luật cần quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền lợi cho người lao động thuộc đối tượng là dự bị động viên tại các doanh nghiệp, nhất là tính ràng buộc để bảo đảm việc làm, tiếp tục bố trí ổn định cũng như bảo đảm tiền lương, tiền thưởng sau khi họ hoàn thành nghĩa vụ dự bị động viên.

Ngoài ra, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về một số nội dung như: Tính khả thi, tên gọi, bố cục của dự án Luật; nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên; các hành vi bị nghiêm cấm; đăng ký, quản lý phương tiện kỹ thuật; độ tuổi sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình; các trường hợp huy động lực lượng dự bị động viên; thẩm quyền huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ và trong chiến tranh; chế độ, chính sách và chế độ trợ cấp đối với quân nhân dự bị và gia đình quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu...

Bộ trưởng Quốc phòng: Xây dựng lực lượng dự bị động viên tinh gọn, hiệu quả
Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên để rà soát, chỉnh lý nội dung của dự thảo Luật cho phù hợp với Hiến pháp, đường lối, chính sách của Đảng; giải quyết hài hòa, hợp lý chủ trương xây dựng, tổ chức lực lượng dự bị động viên (LLDBĐV) hùng hậu nhưng tinh gọn, chất lượng, hiệu quả.
 
Đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về dự thảo Luật Đầu tư công
Nhiều đại biểu quốc hội có ý kiến khác nhau về quy định thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án kế hoạch đầu tư công trong dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi.
 
Quốc hội cho ý kiến vào 3 dự án Luật
Sáng 28-5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
 
“Chốt” 4 Bộ trưởng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội
Các Bộ trưởng: Tô Lâm, Nguyễn Văn Thể, Phạm Hồng Hà và Nguyễn Ngọc Thiện sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XIV.
 
Đề cao vai trò giám sát của người dân trong quản lý, sử dụng đất đai
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khi phát biểu tại phiên thảo luận về Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.
 
Theo QĐND
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...