Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại biểu Quốc hội cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, nhân cách xã hội

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn Hòa Bình) cho rằng, sự xuống cấp đạo đức, nhân cách trong xã hội đã đến mức "báo động".

Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội sáng 31-5, đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn Hòa Bình) đề cập tới các loại tội phạm bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đang có xu hướng gia tăng, gây bức xúc trong dư luận, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

{keywords}

Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn Hòa Bình).

Theo bà, nạn nhân của loại tội phạm này thường thuộc nhóm đối tượng ít có khả năng tự bảo vệ, nạn nhân còn nhỏ tuổi, đặc biệt, có những vụ án sau khi thực hiện hành vi đồi bại, kẻ phạm tội còn đánh đập nạn nhân, giết người phi tang; độ tuổi phạm tội có xu hướng trẻ hóa. Đây là những yếu tố báo động về sự xuống cấp đạo đức, nhân cách trong xã hội hiện nay.

Hậu quả của loại tội phạm này gây ra là hết sức nặng nề cho gia đình bị hại; nạn nhân không chỉ đau đớn về thể xác, hoảng loạn về tinh thần mà còn gây tổn hại về kinh tế, tương lai sau này của các em.

Qua kết quả nghiên cứu của Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em thì có 60% trẻ em sau các vụ xâm hại tình dục bị tổn thương ở các mức độ khác nhau, luôn mặc cảm, lo sợ và xa lánh mọi người.

Tội phạm giết người man rợ xuất phát từ mâu thuẫn tức thì hoặc thù hận, dẫn đến những vụ thảm án đau lòng, nhất là vụ 3 bà cháu bị sát hại ở Lâm Đồng.

Bên cạnh đó, tội phạm về ma túy tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường với sự xuất hiện của nhiều loại ma túy mới, việc mua bán, vận chuyển các loại ma túy tổng hợp, các chất hướng thần gia tăng.

“Trào lưu đập đá trong giới trẻ đang là cơn lốc ngầm khủng khiếp, gắn với các cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng tại các quán bar, vũ trường” – đại biểu Thủy cho biết.

Theo đại biểu đoàn Hòa Bình, đáng buồn và lo lắng không kém là bạo lực học đường. Theo thống kê của ngành Công an, trong quý I năm 2019, có 310 vụ bạo lực học đường, hàng loạt thông tin, clip đăng tải cảnh đánh đập hội đồng một học sinh. Nguyên nhân không hoàn toàn ở các em mà còn là trách nhiệm của những người chăm sóc, quản lý.

Trước tình hình và thực trạng của một số loại tội phạm trên, nữ đại biểu đề nghị Chính phủ tăng cường các giải pháp phòng ngừa, kiên quyết xử lý, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm để đảm bảo trật tự an toàn xã hội; Tập trung chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên các cấp ủy đảng, chính quyền, cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp với từng địa phương, đơn vị; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác phòng chống tội phạm.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện phòng chống tội phạm, tích cực phổ biến, tuyên truyền pháp luật trong nhân dân, nâng cao vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội.

Đại biểu đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm tăng số lượng cơ cấu chức danh kiểm soát viên trung cấp cho Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nhằm đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cán bộ tư pháp.

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ tăng nguồn kinh phí cho việc thực hiện các chương trình chiến lược có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm cho một số địa phương có án ma túy ở Tây Bắc và các tỉnh có cửa khẩu biên giới.

MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên cần chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các tầng lớp nhân dân; xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng hiệu quả trong công tác bảo vệ an ninh trật tự và phòng chống tội phạm.

Đại biểu Leo Thị Lịch: Chính sách phải gắn liền với thực tiễn
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội sáng 31-5, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết, hiện vẫn còn một số chính sách đã hơn 3 năm ban hành chưa có nguồn lực để triển khai thực hiện...
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nỗ lực giữ 94% đàn lợn sạch không lây lan dịch tả châu Phi
Ngày 31-5, tại phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã giải trình về vấn đề đối phó với dịch tả lợn châu Phi đang lây lan ở 48 tỉnh, thành phố. Theo Bộ trưởng, điều quan trọng là không để dịch bệnh lây lan, giữ được gần 94% đàn lợn sạch và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
 
Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm trước Quốc hội
Trước vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT 2019 gây bức xúc dư luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi báo cáo trước Quốc hội đã nhận trách nhiệm, thiếu sót
 
Thiếu cơ chế chính sách đối với cán bộ "thừa ra" do sắp xếp, tinh gọn
Theo đại biểu Phạm Xuân Thăng, trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy còn thiếu cơ chế chính sách đối với cán bộ bị tác động do sắp xếp.
 
Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh
Ngày 30-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2019 và quyết toán ngân sách nhà nước năm 2017.
 

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...