Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đại biểu Ngô Sách Thực: Nỗ lực hơn nữa vì sự hài lòng của người dân

(BGĐT) - Ngày 31-5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Tại đây, đại biểu Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang) đã phát biểu ý kiến về một số giải pháp phát triển nâng cao sự hài lòng của người dân.
Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu nội dung bài phát biểu.

Thành quả kinh tế- xã hội và các mặt đạt được năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 rất to lớn và phấn khởi, khẳng định những chủ trương, giải pháp đề ra vừa qua là đúng đắn, nhiều cơ chế chính sách đã phát huy và mang lại hiệu quả cần tiếp tục thực hiện. 

Thế nhưng cũng cần thấy rõ hơn những nguyên nhân của hạn chế và giải pháp để làm sao phát huy hiệu quả không những hoàn thành mục tiêu năm 2019 mà tạo động lực hoàn thành mục tiêu những năm tiếp theo. Với mục tiêu phát triển bền vững, tôi xin làm rõ thêm và đề xuất một số giải pháp phát triển nâng cao sự hài lòng của người dân.

{keywords}

Đại biểu Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội trường.

Một là, cải cách hành chính trong đó thể chế và thủ tục hành chính vừa qua được chỉ đạo quyết liệt và có nhiều tiến bộ, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện thể hiện trên con số cắt giảm trên 50% điều kiện kinh doanh, số doanh nghiệp thành lập mới và thu hút đầu tư nước ngoài tăng khá và huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,2 % bằng 33,5 % GDP. Việc công bố và đánh giá chỉ số hài lòng của các tổ chức trong nước và quốc tế cho thấy Việt Nam thực sự có bước tiến bộ lớn. Tuy nhiên, qua đánh giá cho thấy việc cắt giảm điều kiện kinh doanh còn chưa thực chất, việc công khai, minh bạch ứng dụng công nghệ liên thông, giảm thủ tục, đơn giản hóa thủ tục và tăng khả năng tiếp cận của người dân chưa chuyển biến rõ nét.
Qua khảo sát xã hội mới công bố vừa qua cho thấy chỉ số hài lòng thì tỷ lệ trễ hẹn và không xin lỗi còn cao. Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công cấp độ 3, 4 chỉ chiếm 7,1%. Giao dịch thành công thì còn thấp hơn trong khi tỷ lệ người dân ở nước ta sử dụng Internet là 60%. 60,89% người dân được hỏi thì đề nghị mở rộng các hình thức tiếp cận thông tin dịch vụ, 46,8% đề nghị được tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và 44,7% đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết. Các giải pháp đề ra đã nhiều, tôi thấy cần hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá rõ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành địa phương trong cải cách thủ tục hành chính để thúc đẩy mạnh hơn thực hiện nhiệm vụ này.
Qua giám sát và ý kiến của người dân hiện nay, có nhiều việc cấp dưới đề nghị thì cấp trên không giải quyết hoặc giải quyết chậm, nhất là các vấn đề liên quan đến quy hoạch, dự án đầu tư đất đai, môi trường, việc chậm trễ dẫn đến mất cơ hội đầu tư. Vì vậy, cần có chỉ đạo để đưa những nội dung này vào một cửa để rõ thời gian và trách nhiệm phản hồi. Qua khảo sát và điều tra xã hội học trong năm, 3 cấp hành chính của địa phương năm 2018 và 2017 thì cấp xã nhận được sự hài lòng cao nhất, chứ không phải cấp huyện và cấp tỉnh. Điều đó đặt ra sự nhìn nhận không phải là cứ đổ lỗi cho cấp cơ sở và đặt ra các giải pháp làm sao có sự phân cấp rõ hơn và một nền hành chính thông suốt.
Hai là thúc đẩy mạnh cơ cấu kinh tế và môi trường đầu tư kinh doanh, cần áp dụng mạnh công nghệ, cắt giảm thủ tục và công khai mức phí, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã và tăng nguồn vốn cho cơ cấu lại nông nghiệp. Đem lại sự hưởng lợi cho số đông người nông dân, cần rà soát lại các ưu đãi đầu tư nước ngoài trước cuộc chiến thương mại giữa các nước lớn hiện nay để thu hút đầu tư có chọn lọc và không phải bằng mọi giá và tạo kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, không để sự thua thiệt của doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Thể chế và kịp thời tháo gỡ vướng mắc và rào cản hiện nay để phát huy các hình thức đầu tư để người dân, doanh nghiệp yên tâm, phấn khởi, tự tin bỏ vốn đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất và dịch vụ.
Qua thực hiện đầu tư công, cần phải có sự phân cấp rõ hơn. Chủ đầu tư phải là người có trách nhiệm đến cùng về tiến độ, chất lượng công trình dự án và lược bỏ các khâu kiểm tra có ý kiến của các cơ quan nhưng không chịu trách nhiệm gì. Đây cũng là nguyên nhân của phiền hà và chậm tiến độ của các dự án công hiện nay mà các đại biểu đã phát biểu. So sánh tiến độ giữa dự án công và tư, cắt giảm điều kiện kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, phải gắn liền với kiểm soát và quản lý, chống gian lận, thực hiện công khai, minh bạch trong đấu thầu dịch vụ công và cần phân tích sâu tại sao xã hội hóa dịch vụ công và sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay còn rất chậm chạp, chất lượng một số dịch vụ công còn thấp. Đề nghị thúc đẩy, sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập để làm sao giảm gánh nặng ngân sách và cần xác định đây là mục tiêu có tính pháp lệnh.
Ba là, trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức độ giới hạn thì để ổn định kinh tế vĩ mô, dư địa tăng giảm lãi suất hạn hẹp, ngân sách nhà nước phải đi vay để bù đắp bội chi và trả nợ hàng năm hàng trăm nghìn tỷ đồng, theo số liệu quyết toán ngân sách năm 2017 vay 283.981 tỷ đồng. Nhu cầu cho vay phát triển hiện nay rất lớn, tiền nhàn rỗi ở kho bạc và quỹ tài chính ngoài ngân sách còn cao. Đề nghị có những giải pháp sử dụng hiệu quả các nguồn tồn ngân này. 
Đại biểu Quốc hội cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, nhân cách xã hội
Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn Hòa Bình) cho rằng, sự xuống cấp đạo đức, nhân cách trong xã hội đã đến mức "báo động".
 
Đại biểu Leo Thị Lịch: Chính sách phải gắn liền với thực tiễn
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội sáng 31-5, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết, hiện vẫn còn một số chính sách đã hơn 3 năm ban hành chưa có nguồn lực để triển khai thực hiện...
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nỗ lực giữ 94% đàn lợn sạch không lây lan dịch tả châu Phi
Ngày 31-5, tại phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã giải trình về vấn đề đối phó với dịch tả lợn châu Phi đang lây lan ở 48 tỉnh, thành phố. Theo Bộ trưởng, điều quan trọng là không để dịch bệnh lây lan, giữ được gần 94% đàn lợn sạch và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
 
Bộ trưởng GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhận trách nhiệm trước Quốc hội
Trước vụ việc gian lận thi tốt nghiệp THPT 2019 gây bức xúc dư luận, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi báo cáo trước Quốc hội đã nhận trách nhiệm, thiếu sót
 
Thiếu cơ chế chính sách đối với cán bộ "thừa ra" do sắp xếp, tinh gọn
Theo đại biểu Phạm Xuân Thăng, trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy còn thiếu cơ chế chính sách đối với cán bộ bị tác động do sắp xếp.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...