Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng: Cần có lộ trình khi tăng tuổi nghỉ hưu

(BGĐT) - Đó là ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng khi thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Ngoài lộ trình, theo bà, cũng cần tính đến cả việc làm của lao động trẻ khi tăng tuổi nghỉ hưu.

{keywords}

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ĐBQH tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng thảo luận tại tổ. 

Coi trọng lấy ý kiến của đối tượng bị tác động 

Thảo luận dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Trưởng Đoàn ĐBQH Bắc Giang cho rằng đó là yêu cầu và nhu cầu cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hiện nay. Tuy nhiên, sửa như thế nào lại là cả vấn đề. “Tôi đề nghị phải xem xét một cách kỹ lưỡng trên cơ sở thực tiễn, đặc biệt coi trọng việc lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động, cụ thể như công nhân, người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã… và để Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng từ hai đến ba kỳ họp”- đại biểu Lê Thị Thu Hồng nhấn mạnh.

Về việc mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm tối đa mà dự thảo đưa ra trong các trường hợp đặc biệt tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành (từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm), đại biểu Lê Thị Thu Hồng cho biết: Đây là vấn đề mà doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp quan tâm, trên thực tế đó cũng là nhu cầu của người lao động để tăng thêm thu nhập cũng như tạo sự linh hoạt, bù đắp sự thiếu hụt lao động đột xuất cho người sử dụng lao động. 

Tuy vậy, theo bà, trong tờ trình còn chưa rõ, đề nghị phải làm rõ để đại biểu có cơ sở thảo luận như việc tăng giờ làm việc thêm phải tính toán trong mối tương quan với giờ làm việc chính thức, bảo đảm tái tạo sức lao động cho người lao động. 

Việc xem xét tăng thời giờ làm thêm cũng phải đặt trong mối quan hệ với các nội dung khác như: Sức khỏe người lao động, các vấn đề về xã hội, thời gian dành cho gia đình và nội dung rất quan trọng, đó là nếu mở rộng khung làm thêm giờ như trong dự thảo thì việc chi trả tiền lương làm thêm giờ sẽ như thế nào, liệu có tăng lũy tiến không? 

Agribank chi nhánh Bắc Giang II: Huy động vốn cao, tín dụng an toàn
(BGĐT) - Mặc dù mới được thành lập trên cơ sở chia tách các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, song Agribank chi nhánh Bắc Giang 2 đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, từ đó tạo bước chuyển lớn, bảo đảm uy tín trước mọi  khách hàng, luôn giữ đà tăng trưởng.
 
Đại biểu đề xuất phải có sự tăng lũy tiến để bảo đảm quyền lợi người lao động, khắc phục tình trạng doanh nghiệp không tuyển dụng lao động phù hợp với quy mô và năng lực (trốn nghĩa vụ) mà huy động làm thêm giờ. 

Đặc biệt, vì Bộ luật này sẽ tác động tới hàng chục triệu lao động nên đề nghị ban soạn thảo có việc tham chiếu từng mục, khoản, điều của Bộ luật này với các bộ luật liên quan khác để bảo đảm đồng bộ, thống nhất, không mâu thuẫn với nhau.

Không nên tăng tuổi nghỉ hưu với một số ngành nghề đặc thù 

Một vấn đề được nhiều người quan tâm ở dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này, đó là tăng tuổi nghỉ hưu. Dự thảo Luật đưa ra hai phương án: Phương án 1 : Từ 1-1-2021, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Phương án 2 : Từ 1-1-2021, cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Về vấn đề này, đại biểu Lê Thị Thu Hồng nêu quan điểm, việc tăng độ tuổi về hưu là việc làm cần thiết trong bối cảnh tuổi nghỉ hưu của người lao động Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và tuổi thọ bình quân của Việt Nam trong những năm gần đây tăng. 

Thực tế là có bộ phận về nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm song vấn đề nâng độ tuổi nghỉ hưu cần cân nhắc đến các yếu tố, đối tượng, lĩnh vực ngành nghề, tình hình việc làm của lao động trẻ, sức khỏe người lao động…

Trưởng Đoàn ĐBQH Bắc Giang đề xuất: “Việc tăng độ tuổi nghỉ hưu phải có lộ trình cụ thể, phù hợp với tăng trưởng kinh tế và phải bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm xã hội trong dài hạn và nên chọn phương án 1, để lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu diễn ra chậm, không gây “sốc” trong xã hội”. 

Tuy nhiên, bà cũng băn khoăn và kiến nghị cơ quan soạn thảo tính toán cân nhắc xem xét có nên tăng hay không tăng đối với một số đối tượng ngành nghề đặc biệt như: Giáo viên mầm non, tiểu học, những người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật hoặc các đối tượng là lao động trực tiếp sản xuất… Đại biểu đề xuất Luật nên mở ra là người lao động được quyền nghỉ hưu sớm theo nhu cầu của họ.

{keywords}

Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.

Lấy ngày 28-6 là ngày nghỉ lễ thêm trong năm

Thảo luận về vấn đề bổ sung lấy Ngày Thương binh- Liệt sĩ 27-7 là ngày nghỉ lễ (bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ trong năm), bà Hồng bày tỏ: " “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp của người dân Việt Nam, công tác đền ơn đáp nghĩa được cả hệ thống chính trị vào cuộc từ đó có hiệu ứng lan tỏa toàn xã hội. Ngày 27-7 đã đi vào tiềm thức của nhân dân cả nước nên tôi nghĩ ngày 27-7 phải là ngày làm việc tích cực hơn, quyết liệt hơn, năng suất hiệu quả phải được gấp nhiều lần ngày thường để đền đáp công ơn đối với người đã hy sinh xương máu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Thay vì không lấy ngày 27-7 là ngày nghỉ lễ thêm trong năm, Trưởng Đoàn ĐBQH Bắc Giang đề xuất lấy Ngày Gia đình Việt Nam 28-6. Bà lý giải, xã hội đang phát triển nhanh, mạnh, hội nhập sâu nên việc xây dựng gia đình thực sự hạnh phúc, là tế bào của xã hội chúng ta cần quan tâm hơn trước. “Cá nhân tôi cũng như một số đại biểu đề xuất lấy ngày 28-6- Ngày Gia đình Việt Nam là ngày nghỉ lễ trong năm, để tất cả chúng ta ngày hôm đó dành toàn bộ những hoạt động diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày để hướng về gia đình. Mục tiêu phấn đấu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc và để mỗi gia đình là một tế bào tốt của xã hội”.

Đại biểu Ngô Sách Thực: Nỗ lực hơn nữa vì sự hài lòng của người dân
(BGĐT) - Ngày 31-5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Tại đây, đại biểu Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang) đã phát biểu ý kiến về một số giải pháp phát triển nâng cao sự hài lòng của người dân.
Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu nội dung bài phát biểu.

 
Đại biểu Leo Thị Lịch: Chính sách phải gắn liền với thực tiễn
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội sáng 31-5, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết, hiện vẫn còn một số chính sách đã hơn 3 năm ban hành chưa có nguồn lực để triển khai thực hiện...
 
Bảo đảm hài hòa lợi ích các bên trong quan hệ lao động
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, chiều 29-5, Quốc hội thảo luận ở tổ về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể; dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
 

                                                                                                                Bảo Châu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...