Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Làm rõ trách nhiệm cơ quan bảo vệ trẻ em trước tình trạng xâm hại trẻ em

Với 383/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành nội dung giám sát của Quốc hội năm 2020 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em".

Đề nghị truy trách nhiệm cơ quan bảo vệ trẻ em

Sáng 3-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

Đại biểu Lê Xuân Thân (Đoàn Khánh Hoà) phân tích: Trong nội dung giám sát chung về Luật Trẻ em năm 2016, điều quan trọng nhất mà hiện nay dư luận và cử tri quan tâm, đó là trách nhiệm của các cơ quan ban ngành từ Trung ương tới địa phương trong việc bảo vệ trẻ em. Trong Luật Trẻ em nêu rõ 7 cơ quan từ Trung ương, cấp tỉnh tới cấp xã thực hiện bảo vệ quyền trẻ em.

{keywords}

Đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị truy trách nhiệm các cơ quan bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại trẻ em. 

"Nếu thực hiện tốt, số vụ việc xâm hại trẻ em sẽ giảm, có tác dụng ngăn ngừa", đại biểu Thân nhấn mạnh.

Đại biểu Thân đặt câu hỏi: "Thời gian qua, dư luận đặt câu hỏi tại sao các cơ quan nhiều như vậy, đông như vậy, từ Trung ương tới cơ sở, mà tình trạng xâm hại trẻ em vẫn diễn ra?".

Từ đó, ông kiến nghị mở rộng phạm vi giám sát, trong đó có việc xác định trách nhiệm của các cơ quan liên quan và có những giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới trong kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quyền trẻ em theo Luật Trẻ em năm 2016.

Nạn xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng

Cùng góp ý về nạn xâm hại trẻ em, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Đoàn Bắc Kạn) đề nghị Quốc hội giám sát chuyên đề thứ nhất về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”.

Theo đại biểu, trẻ em là đối tượng cần được gia đình và toàn xã hội bảo vệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần có một cơ chế hình thành lá chắn vững chắc hơn bảo vệ trẻ em, ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.

Theo số liệu báo cáo thống kê, tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong 2 năm 2017, 2018 và quý I năm 2019, toàn quốc xảy ra 3.499 vụ, với hơn 3.500 trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%.

Những hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em khi chạm ngưỡng hình sự mới bị phát hiện, xử lý, do đó những con số nêu ra có thể chỉ là phần nổi của tảng băng. Trên thực tế, con số này có thể còn lớn hơn vì trẻ em và gia đình của nạn nhân không tố giác.

"Tính chất vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em ngày càng nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội. Hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức" - nữ đại biểu nhấn mạnh.

Kết thúc thảo luận, Quốc hội đã lấy ý kiến các đại biểu bằng hệ thống điện tử về 2 nội dung chuyên đề giám sát, cụ thể là Chuyên đề 1: Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Chuyên đề 2: Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên.

Kết quả, 383/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành nội dung Chuyên đề 1 (chiếm 79,13%).

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng: Cần có lộ trình khi tăng tuổi nghỉ hưu
(BGĐT) - Đó là ý kiến của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng khi thảo luận về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV. Ngoài lộ trình, theo bà, cũng cần tính đến cả việc làm của lao động trẻ khi tăng tuổi nghỉ hưu.
 
Đại biểu Ngô Sách Thực: Nỗ lực hơn nữa vì sự hài lòng của người dân
(BGĐT) - Ngày 31-5, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Tại đây, đại biểu Ngô Sách Thực (đoàn Bắc Giang) đã phát biểu ý kiến về một số giải pháp phát triển nâng cao sự hài lòng của người dân.
Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu nội dung bài phát biểu.

 
Đại biểu Quốc hội cảnh báo sự xuống cấp đạo đức, nhân cách xã hội
Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (đoàn Hòa Bình) cho rằng, sự xuống cấp đạo đức, nhân cách trong xã hội đã đến mức "báo động".
 
Đại biểu Leo Thị Lịch: Chính sách phải gắn liền với thực tiễn
Phát biểu tại phiên họp toàn thể Quốc hội sáng 31-5, đại biểu Leo Thị Lịch (đoàn Bắc Giang) cho biết, hiện vẫn còn một số chính sách đã hơn 3 năm ban hành chưa có nguồn lực để triển khai thực hiện...
 
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Nỗ lực giữ 94% đàn lợn sạch không lây lan dịch tả châu Phi
Ngày 31-5, tại phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường đã giải trình về vấn đề đối phó với dịch tả lợn châu Phi đang lây lan ở 48 tỉnh, thành phố. Theo Bộ trưởng, điều quan trọng là không để dịch bệnh lây lan, giữ được gần 94% đàn lợn sạch và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...