Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 23 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Từ ngày 1-7-2022, bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-7-2020. Riêng các quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử tới tháng 7-2022 mới có hiệu lực thi hành.

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) vừa được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng nay (13-6), với hơn 91,3% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.

Luật gồm 17 chương 152 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2020, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 151 (Quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử có hiệu lực từ ngày 1-7-2022). Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được khuyến khích áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của luật này trước ngày 1-7-2022.

{keywords}

Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần MISA, việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức. Tổng chi phí sử dụng hóa đơn giấy trung bình là 15.000 đồng (gồm phí chuyển phát nhanh, thêm chi phí viễn thông, lưu kho, thất lạc...). Nhưng khi chuyển sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp chỉ tốn 500 đồng.

Nếu mỗi doanh nghiệp loại nhỏ dùng 1.000 hóa đơn điện tử một năm, trong khi hiện Việt Nam có khoảng 700.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, nền kinh tế có thể tiết kiệm khoảng 10.000 tỷ đồng, ông Hoàng phân tích.

Không chỉ giảm chi phí, hóa đơn điện tử còn rút ngắn thời gian làm việc giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, giảm gánh nặng công việc cho bộ phận kế toán và rủi ro, sai sót cũng xuống thấp.

{keywords}

Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải

Giải trình trước Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài Chính-Ngân sách của Quốc hội - đã lưu ý đến những hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế.

"Có đại biểu đề nghị bổ sung hành vi nghiêm cấm lợi dụng chuyển giá, tránh thuế để sắp đặt trốn thuế, hưởng lợi và hành vi cấm xuất hóa đơn ảo, làm hợp lý hóa chi phí gây thất thoát nguồn thu, chi ngân sách nhà nước", ông Hải nói.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra và Cơ quan soạn thảo bổ sung hành vi nghiêm cấm trong việc chuyển giá vào khoản 1 Điều 6 của dự thảo Luật. Đồng thời, hành vi trốn thuế đã bao hàm nội dung về tránh thuế, do vậy Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội không bổ sung trong dự thảo Luật. Theo đó, khoản 1 Điều này được quy định như sau: "Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế", ông Nguyễn Đức Hải nêu rõ.

Ngoài ra, rà soát bỏ quy định về hành vi bị cấm tại khoản 3 Điều 95 về hệ thống thông tin của người nộp thuế tại dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 để bổ sung hành vi bị cấm đối với việc làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá huỷ hệ thống thông tin về người nộp thuế tại khoản 8 Điều 6 của dự thảo Luật.

Riêng hành vi cấm xuất hoá đơn ảo, làm hợp lý hoá chi phí đã được quy định tại khoản 7 Điều 6 của dự thảo Luật, do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép giữ như dự thảo Luật đã trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 lần này.

Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam: Tăng tuổi nghỉ hưu tác động tích cực đến phát triển sự nghiệp, sự tiến bộ của phụ nữ
(BGĐT) - Chiều nay (12-6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Bắc Giang), Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, phát biểu góp ý những nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động nói chung và lao động nữ như vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, vấn đề bảo vệ thai sản. Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu toàn văn bài phát biểu này.
Tăng tuổi nghỉ hưu: Không nên áp dụng theo kiểu cào bằng
Chiều 12-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Những ngày qua, một trong những nội dung được người dân, cử tri cả nước quan tâm là đề xuất việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 1-1-2021. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội: Vũ "nhôm" có nhiều hộ chiếu, phải chăng do quy định bị chồng chéo?
Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sắp xếp lại nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, bảo đảm ngắn gọn, minh bạch.
Mở rộng quyền tự chủ để thư viện chủ động, sáng tạo
(BGĐT) - Chiều 11-6, tiếp tục kỳ họp  thứ 7, Quốc hội khóa XIV, trong chương trình thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Thị Hoa (Đoàn Bắc Giang) đã có bài phát biểu tham luận đóng góp ý kiến xây dựng Dự án Luật Thư viện. Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu toàn văn bài phát biểu: 

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...