Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Luật Giáo dục chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam

Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam.

Sáng 13-6, với 414 đại biểu có mặt tán thành, bằng 85,54%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi).

Luật Giáo dục (sửa đổi) gồm 9 chương, 115 điều. Luật này quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

{keywords}

Đại biểu Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi).

Trình bày báo cáo, giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định ngôn ngữ thứ 2 là tiếng Anh hoặc 1 ngoại ngữ khác.

Về vấn đề này, như ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội, Hiến pháp 2013 quy định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”,“công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp” (các điều 5, 42), chưa quy định về ngôn ngữ thứ hai".

Về đối ngoại, ông Phan Thanh Bình cho biết, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, việc dạy học ngoại ngữ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) rất chú trọng, tôn trọng sự lựa chọn của người học.

"Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như quy định của dự thảo Luật (Điều 11). Chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai", ông Bình nói.

Về sách giáo khoa, có ý kiến đề nghị quy định sách giáo khoa (SGK) phải được sử dụng ổn định, lâu dài; có ý kiến đề nghị giao HĐND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK; có ý kiến đề nghị giao thẩm quyền cho Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội đồng ý pháp điển hóa Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội XIII về: có một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất cả nước, có một số SGK cho mỗi môn học, giao Bộ trưởng Bộ GDĐT chịu trách nhiệm về chất lượng và quyết định ban hành SGK sử dụng trong cả nước.

Về thẩm quyền quyết định việc lựa chọn SGK để sử dụng ổn định trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Điều 32 dự thảo Luật đã được chỉnh lý cho phù hợp với quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.

Về Hội đồng quốc gia thẩm định SGK giáo dục phổ thông, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã quy định cụ thể về thành phần Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, bao gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Hội đồng phải có ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Trên cơ sở quy định cụ thể về thành phần, cơ cấu này, việc giao Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng quốc gia thẩm định SGK theo từng môn học ở từng cấp học, để thẩm định SGK và chịu trách nhiệm về SGK giáo dục phổ thông là phù hợp với thẩm quyền chuyên môn mà vẫn bảo đảm tính khách quan. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị xin được giữ như dự thảo Luật (Điều 32).

Từ ngày 1-7-2022, bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-7-2020. Riêng các quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử tới tháng 7-2022 mới có hiệu lực thi hành.
Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam: Tăng tuổi nghỉ hưu tác động tích cực đến phát triển sự nghiệp, sự tiến bộ của phụ nữ
(BGĐT) - Chiều nay (12-6), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn Bắc Giang), Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, phát biểu góp ý những nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động nói chung và lao động nữ như vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, vấn đề bảo vệ thai sản. Báo Bắc Giang điện tử giới thiệu toàn văn bài phát biểu này.
Tăng tuổi nghỉ hưu: Không nên áp dụng theo kiểu cào bằng
Chiều 12-6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Những ngày qua, một trong những nội dung được người dân, cử tri cả nước quan tâm là đề xuất việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu kể từ ngày 1-1-2021. Hiện có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội: Vũ "nhôm" có nhiều hộ chiếu, phải chăng do quy định bị chồng chéo?
Đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu, sắp xếp lại nhóm đối tượng được cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, bảo đảm ngắn gọn, minh bạch.

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...