Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lý do Quốc hội biểu quyết lần 3 quy định đã uống rượu bia thì không lái xe

Tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV chiều 14-6, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc thông tin thêm về việc Quốc hội biểu quyết lần thứ 3, để đi đến thống nhất cao với nội dung “đã uống rượu bia thì không lái xe” trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, ngày 3-6, Quốc hội đã trình 2 phương án để đại biểu biểu quyết. Trong đó, phương án 1 là "nghiêm cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Với phương án này, Quốc hội muốn thể hiện quan điểm rất mạnh mẽ về việc đã uống rượu bia thì không lái xe.

Tuy nhiên, đến phần biểu quyết, có thể do Quốc hội chưa rõ nội dung của điều luật này nên kết quả biểu quyết không cao. Qua quá trình họp tổ, họp đoàn, các đại biểu cũng trao đổi rõ hơn về quy định này, là muốn tăng nặng hình phạt.

{keywords}

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí vào chiều 14-6. 

Sau đó, các đại biểu đã thể hiện sự đồng thuận cao với quy định “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Khi biểu quyết lần thứ 3 về nội dung này vào sáng 14-6, đã có 374 đại biểu có mặt tán thành, bằng 77,27%. Như vậy, quy định trên chính thức được đưa vào Luật.

Giải thích thêm về việc Quốc hội đưa quy định cấm uống rượu bia khi lái xe vào Luật, ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - nhấn mạnh, ngay từ đầu, với vai trò là cơ quan giám sát, các thành viên của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã thống nhất rất cao việc đưa quy định này vào Luật.

Ngoài ra, trong quá trình làm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, cơ quan giám sát và cơ quan soạn thảo đã đưa toàn bộ dự thảo luật cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để lấy ý kiến và được họ trả lời. Một số nội dung của Luật còn liên quan đến nhiều luật khác, như Luật Quảng cáo, Luật Giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Vì vậy, khi Chính phủ trình thì theo đúng Luật Giao thông đường bộ để cho đồng bộ.

“Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội đã nhiều lần bày tỏ quan điểm là đã tham gia giao thông là không uống rượu bia. Khi lấy ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết tâm rất cao như vậy”- đại biểu Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Cũng theo đại biểu, sau khi lắng nghe ý kiến góp ý của báo chí, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất đưa vào Điều 5 về các hành vi bị nghiêm cấm một khoản ghi rõ: Cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, tức là đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện giao thông.

Sau 20 ngày làm việc, chiều 14-6, kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đã chính thức bế mạc. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kỳ họp thứ 7 đã đạt được nhiều kết quả.

Quốc hội đã xem xét, thông qua 7 luật, 10 nghị quyết, cho ý kiến về 9 dự án luật; giám sát tối cao chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018”; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với 4 nhóm vấn đề liên quan đến các lĩnh vực giao thông vận tải, xây dựng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, văn hóa, thể thao và du lịch; xem xét các báo cáo về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước và nhiều báo cáo quan trọng khác; phê chuẩn nhân sự.

Kỳ họp được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá là thành công, có tính dân chủ, nhiều sáng tạo, đổi mới. Tại phiên chất vấn của kỳ họp này, Văn phòng Quốc hội đã áp dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo, trí tuệ thông minh. Phần mềm này giúp cho việc điều hành chất vấn của chủ tọa hiệu quả, chất lượng.

Bảo đảm thi hành các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua
Ngày 14-6, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình nghị sự đã đề ra.
"Đã uống rượu bia thì không lái xe" chính thức được Quốc hội đưa vào luật
Sau 3 lần biểu quyết, Quốc hội đã đồng ý đưa quy định "đã uống rượu, bia thì không lái xe" vào Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Luật Giáo dục chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 ở Việt Nam
Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi), trong đó chưa quy định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai ở Việt Nam.
Từ ngày 1-7-2022, bắt buộc sử dụng hoá đơn điện tử
Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ 1-7-2020. Riêng các quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử tới tháng 7-2022 mới có hiệu lực thi hành.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...