Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều đại biểu Quốc hội chưa muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, thuê tổ chức hợp pháp đòi nợ là văn minh và không nên vì vài vụ việc không quản được mà cấm.

Thảo luận ở tổ ngày 15-11 về Luật Đầu tư (sửa đổi), bà Phan Thị Mỹ Dung - Phó Giám đốc Sở Tư pháp Long An cho rằng việc Chính phủ đề xuất cấm hoạt động đòi nợ thuê là hợp lý vì đang biến tướng phức tạp. 

Ông Bùi Văn Phương - Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình cho rằng, ẩn phía sau hình thức kinh doanh đòi nợ thuê thực chất là hoạt động theo kiểu xã hội đen, để lại hậu quả xã hội lớn. 

Ông dẫn thêm với trường hợp các ngân hàng, cho vay tài chính, cầm đồ đòi nợ. "Đề phòng cả lợi ích nhóm, câu kết trong lĩnh vực này", ông Phương nói.

{keywords}

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. 

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác cho rằng không nên vì "không quản được mà cấm" như vậy.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đồng tình khi vừa qua có hiện tượng lợi dụng kinh doanh dịch vụ đòi nợ để vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến trật tự xã hội nên cần "nghiêm trị". Tuy nhiên, ông cho rằng, đòi nợ cũng là dịch vụ của cơ chế thị trường. "Luật phải quy định cụ thể ai được làm và làm thì cần tuân thủ cái gì, vi phạm thì xử lý ra sao chứ cấm là không hợp lý", ông nói.

Ông Hiển nhấn mạnh, quan hệ kinh doanh ngày càng chằng chịt mà nợ nần thì thông qua tổ chức hợp pháp để đòi là văn minh. Theo ông, không nên thấy vài vụ việc xảy ra mà chuyển từ cực này sang cực khác.

Đồng tình, ông Lê Công Nhường - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định cho rằng, đây là nhu cầu của xã hội, cấm thì sẽ biến tướng. "Tín dụng đen bị cấm thì chuyển sang hoạt động trên mạng, đòi nợ thuê cũng thế, nên quan tâm xây dựng pháp luật đủ để quản lý chứ không nên cấm", ông Nhường nói.

Ông Phạm Phú Quốc - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh (HCM) cũng cho rằng, tồn tại loại hình kinh doanh đòi nợ thuê là tốt, "vấn đề là đừng làm trái pháp luật". Ông đặt câu hỏi trách nhiệm của chính quyền, công an khi để xảy ra những vụ việc đòi nợ thuê kiểu giang hồ.

"Chúng ta sợ vi phạm thì chính quyền địa phương, công an, tổ dân phố... ở đâu mà để xảy ra chuyện giang hồ?", ông Quốc đặt câu hỏi.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM cũng cho rằng, cần phân biệt và xử lý doanh nghiệp nào biến tướng, hành xử theo kiểu xã hội đen hoặc cho ra tòa. Doanh nghiệp nào làm tốt thì cho tồn tại

"Dẹp bỏ vì quản không được, vì có biến tướng trong khi mà nhu cầu xã hội vẫn có thì về mặt quản lý nhà nước là không được", bà khẳng định.

Còn ông Nguyễn Phi Long - Ủy viên Ủy ban Kinh tế đề nghị, cần có đánh giá tác động nhiều chiều trước khi quy định cấm hay không. Nếu do quản lý nhà nước chưa tốt thì phải bổ sung quy định để bảo đảm hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Thay mặt Chính phủ giải trình, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận đang còn nhiều ý kiến khác nhau việc này. Theo ông, nhu cầu thực tế là có nhưng vừa qua xảy ra nhiều biến tướng đòi nợ thuê khiến tình hình xã hội rất phức tạp. Vì thế, Bộ Công an đề nghị đưa loại hình kinh doanh đòi nợ vào danh mục cấm, tránh phức tạp xã hội.

Bày tỏ quan điểm cá nhân, ông Dũng nói "nếu thái quá mà cấm ngay thì cũng chưa hẳn tốt". Tuy nhiên trình luật lần này, Chính phủ trước mắt đề nghị Quốc hội bổ sung ngành nghề đòi nợ thuê vào danh mục cấm đầu tư kinh doanh.

Về điều khoản chuyển tiếp, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận, cơ quan soạn thảo chưa đưa ra quy định xử lý với doanh nghiệp kinh doanh đòi nợ thuê tới trước khi luật mới có hiệu lực nên hứa sẽ nghiên cứu, bổ sung.

Đề nghị không nới lỏng thị thực vào khu kinh tế ven biển
Đại biểu Quốc hội lo ngại việc miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Quốc hội thông qua phân bổ ngân sách Trung ương, duyệt chi hơn 1 triệu tỷ đồng
Với 90,48% phiếu thuận, Quốc hội thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2020.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhận trách nhiệm vì xử lý vi phạm phòng cháy chữa cháy chưa nghiêm
Ông Phạm Hồng Hà cho rằng, việc kiểm tra, xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa nghiêm dẫn đến chủ đầu tư có biểu hiện “nhờn”.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...