Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cho ý kiến ba dự án Luật

Quốc hội thảo luận tại hội trường dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thảo luận tại tổ Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Sáng 19-11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

{keywords}

Quang cảnh Quốc hội.

Trong phiên họp chiều, Quốc hội nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra các dự án: Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Sau đó, các đại biểu thảo luận tại tổ về hai dự án Luật.

Việc ban hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án góp phần hàn gắn những mâu thuẫn rạn nứt, nâng cao ý thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa các tranh chấp trong tương lai, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hòa giải thành, đối thoại thành giúp giải quyết triệt để, hiệu quả các tranh chấp mà không phải mở phiên tòa xét xử, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của các bên liên quan và Nhà nước; hạn chế tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc trong dư luận.

Dự thảo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm 4 chương, 29 điều, bao gồm các quy định chung; hòa giải viên; trình tự thủ tục hòa giải, đối thoại và công nhận kết quả hòa giải.

Trong số đó, một số vấn đề cần xin ý kiến như kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tiêu chuẩn bổ nhiệm hòa giải viên; thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án; trách nhiệm của Tòa án trong hoạt động hòa giải, đối thoại; thù lao cho hòa giải viên; trình tự nhận, phân công, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án; thời hạn hòa giải, đối thoại; người đại diện hợp pháp của các bên hòa giải, đối thoại; việc hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp, phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Luật sửa đổi liên quan tới 22 điều; bổ sung mới 3 điều một số quy định của Luật năm 2012 về căn cứ trưng cầu giám định; cách thức trưng cầu và “phân tuyến” thực hiện giám định trong trường hợp vụ việc giám định liên quan đa ngành, đa lĩnh vực; trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định, cơ quan thực hiện giám định; thẩm quyền trưng cầu và thực hiện giám định; thời hạn giám định; xử lý vi phạm trong hoạt động giám định tư pháp; trách nhiệm của các bộ, ngành chủ quản đối với hoạt động giám định tư pháp; việc áp dụng quy định của Luật trong thực hiện giám định theo trưng cầu của cơ quan thanh tra.

Không thể để Dự án PPP thất bại mà người thẩm định lại vô can
Luật PPP phải giải quyết được thực tế là đã có không ít những dự án gây thiệt hại cho Nhà nước mà người thẩm định lại vô can.
Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Chiều 18-11, với 89,44% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Theo đó, xác định đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng hơn hai lần so với năm 2020; đến năm 2030 bằng 1/2 bình quân chung của cả nước.
Nhiều đại biểu Quốc hội chưa muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, thuê tổ chức hợp pháp đòi nợ là văn minh và không nên vì vài vụ việc không quản được mà cấm.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...