Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp

Chiều 10/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp với 449 đại biểu tán thành, tương đương 92,96% tổng số đại biểu Quốc hội. Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 điều trong dự án Luật gồm: Điều 12, 25, 26A với tỷ lệ tán thành cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp sửa đổi, bổ sung 26 điều, chỉnh lý kỹ thuật 3 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trình Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: nhiều ý kiến tán thành việc bổ sung quy định “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” tại Điều 12 dự thảo luật; một số ý kiến đề nghị giữ quy định Điều 12 như Luật hiện hành.

{keywords}

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Theo đó, bổ sung “Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao” là tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử (tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật). 

Vấn đề này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực tiễn hoạt động tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý các nội dung liên quan tại khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 7 Điều 12 và khoản 6 Điều 44 của dự thảo Luật.

Về trưng cầu giám định trong trường hợp cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức giám định (Điều 25), có ý kiến tán thành với quy định tại khoản 4 Điều 25 về giao trách nhiệm cho một cơ quan, tổ chức chuyên môn về giám định tư pháp chủ trì việc thực hiện giám định; có ý kiến đề nghị chỉnh lý giao trách nhiệm này cho người trưng cầu giám định tư pháp.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn, khoa học, do đó, quá trình tiến hành giám định phải do chính cơ quan, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực giám định tư pháp thực hiện. Nếu giao cho cơ quan trưng cầu giám định (cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng) chủ trì, phối hợp việc thực hiện giám định tư pháp sẽ không bảo đảm tính độc lập, khách quan và không phù hợp với tính chất của hoạt động này. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về giao trách nhiệm cho một trong các cơ quan, tổ chức thực hiện giám định tư pháp làm đầu mối tổ chức việc giám định như dự thảo Luật.

Về thời hạn giám định (Điều 26a), có ý kiến cho rằng, thời hạn giám định quy định tại khoản 3 (thời hạn tối đa 3 tháng, trường hợp đặc biệt là 4 tháng) chưa rõ ràng, cần quy định cụ thể để bảo đảm sự thống nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đối với trường hợp giám định theo vụ việc thì ở từng lĩnh vực giám định như: đầu tư, tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông, khoa học và công nghệ,... do quy chuẩn chuyên môn và quy trình thực hiện hoàn toàn khác nhau nên thời hạn giám định cũng không thể giống nhau. 

Để bảo đảm tính khả thi, Luật Giám định tư pháp chỉ quy định thời hạn tối đa, còn thời hạn ở từng lĩnh vực chuyên môn được giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực quy định cụ thể. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định thời hạn giám định tư pháp như dự thảo Luật.

Ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước có ảnh hưởng, tác động rất lớn
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, sáng 10/6, các đại biểu thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Xử nghiêm hành vi lợi dụng việc đưa lao động ra nước ngoài để trục lợi
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIV, sáng 10/6, các đại biểu thảo luận ở tổ về dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Cơ chế tài chính đặc thù với Thủ đô Hà Nội cần đặt trong tổng thể xu thế phát triển chung của cả nước
Ngày 9/6, Quốc hội làm việc dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Sau phần làm việc tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở tổ về nội dung này.

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...