Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở Trường THCS Hương Mai

(BGĐT) - Thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cùng với việc chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động: “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học, sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong những năm qua, thày và trò Trường THCS Hương Mai, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tư tưởng, hành động và hiệu quả công việc. 

{keywords}
Cô giáo Nguyễn Thanh Thiết, Hiệu trưởng Trường THCS xã Hương Mai, huyện Việt Yên (Bắc Giang) phát biểu trong Lễ khai mạc "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2014".
Với đặc thù trường THCS và đối tượng học sinh nên nhà trường đã lựa chọn các hình thức phong phú như: Lồng ghép vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Bác Hồ, giao lưu với các tấm gương thầy cô, học trò tiêu biểu thực hiện tốt học tập làm theo tấm gương Bác Hồ, thăm quan di tích lịch sử có gắn với Bác Hồ, thi hát ca khúc về Bác nhân ngày 19-5…

Đặc biệt, nhà trường chỉ đạo tốt việc lồng ghép học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các môn khoa học xã hội như: Văn, Sử, Địa, GDCD… Ví  như, trong môn Lịch sử cần liên hệ đến vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đối với môn GDCD có các chủ đề về đạo đức chủ yếu được học theo sự phát triển đồng tâm các phẩm chất đạo đức từ lớp 6-9 như: Kiên trì, tiết kiệm, giản dị, năng động sáng tạo, lý tưởng sống của thanh niên… đã cho học sinh thảo luận nhóm và kể một số câu chuyện về Bác để các em cảm nhận được Người là tấm gương lớn về đạo đức cách mạng.

Phong cách là sự kết hợp giữa tư tưởng, đạo đức, phương pháp và lối sống của mỗi người. Đạo đức được thể hiện qua phong cách, phong cách Hồ Chí Minh bao gồm nhiều nội dung mà giáo viên, học sinh đã học tập: Phong cách làm việc tập thể, dân chủ và khoa học; phong cách ứng xử chân tình cởi mở, yêu thương, trân trọng, tế nhị, lịch sự; phong cách sống giản dị, ngăn nắp, yêu lao động.

Để tạo ra những hoạt động phong phú trên, cô giáo Nguyễn Thanh Thiết, Hiệu trưởng nhà trường đã thường xuyên học tập, tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách, đây là biện pháp quan trọng và quyết định nhất. Theo cô Thiết, muốn quản lý có hiệu quả phải có phẩm chất và năng lực, thực tế quần chúng chỉ “tâm phục, khẩu phục” người lãnh đạo tài đức thực sự. Việc học tập không chỉ đơn thuần thể hiện ở bằng cấp, mà là sự học tập, rèn luyện thường xuyên trong công việc và cuộc sống hàng ngày.

{keywords}
Các em học sinh Trường THCS xã Hương Mai, huyện Việt Yên tham dự Lễ khai mạc "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2014".
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và củng cố uy tín, bản thân cô Thiết thấy rằng người cán bộ quản lý cần có kiến thức về khoa học quản lý, hiểu đặc điểm tâm lý chung của cấp dưới. “Rất sai lầm khi một số cán bộ quản lý coi cấp dưới như một người hành nghề nhất định, nhất là trong thời đại ngày nay khi tâm lý, ý thức trở thành sức mạnh trực tiếp trong sản xuất, công tác. Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, tôi hiểu: Cấp dưới như một nhân cách luôn có nhu cầu về cuộc sống có ý nghĩa, muốn được cấp trên đánh giá đúng, xem mình là thành viên xứng đáng của tập thể, muốn có việc làm xứng đáng với năng lực của mình, được đối xử công bằng, được sống trong một tập thể hoà thuận có người lãnh đạo tài - đức. Vì vậy trong tập thể nhà trường luôn có sự đoàn kết, đồng thuận, tôn trọng lẫn nhau”, cô giáo Thiết nói.

Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong việc đánh giá cán bộ, giáo viên được cô Thiết rút ra kinh nghiệm: Đánh giá đúng cán bộ là một động lực hết sức quan trọng và cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý và giúp người quản lý hoàn thiện nhân cách. Muốn vậy, hơn ai hết người lãnh đạo nhà trường phải thật sự gương mẫu về đạo đức, lối sống, phải biết tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở để cán bộ, giáo viên dám nói thẳng  mà không sợ bị trù úm. Việc đánh giá cán bộ nhất thiết phải căn cứ vào hiệu quả công việc được giao, bảo đảm quan điểm toàn diện và phát triển. Tránh việc đánh giá không đúng làm cho cán bộ mặc cảm, không muốn phấn đấu vươn lên.

Nhờ những biện pháp tích cực trên, nhà trường luôn có nền nếp dạy và học tốt, giáo viên và học sinh được rèn kỹ năng làm việc, không có học sinh, giáo viên vi phạm đạo đức. Hai năm học vừa qua, nhà trường đã xuất sắc vươn lên từ trường đứng ở tốp cuối các trường THCS của huyện Việt Yên trở thành trường Tiên tiến xuất sắc cấp Tỉnh. 

Năm học 2012-2013, trường được công nhận tập thể Lao động xuất sắc và được tặng Cờ Thi đua của UBND tỉnh; năm học 2013-2014 tiếp tục vươn lên dẫn đầu và được Hội đồng Thi đua khen thưởng huyện Việt Yên thẩm định, đề nghị công nhận tập thể Lao động xuất sắc và đề nghị Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen.

PV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...