Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ Chính trị bổ sung quy định về công tác cán bộ

Cập nhật: 09:24 ngày 27/04/2017
(BGĐT) - Nhằm khắc phục những biểu hiện dễ dãi, thiếu chặt chẽ trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, ngày 22-3-2017, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 12 sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ với ba điểm mới cơ bản.

{keywords}

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình (bên phải) trao quyết định bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho ông Ngô Văn Tuấn từ ngày 15-1-2017. Ảnh: Chinhphu.vn

Về thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác quy hoạch cán bộ: Bộ Chính trị quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan như Ban Tổ chức T.Ư, Ủy ban Kiểm tra T.Ư, các Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc T.Ư trong việc thẩm định và ký xác nhận quy hoạch đối với các chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý và chức danh ủy viên BTV Tỉnh ủy, Thành ủy, Đảng ủy Khối trực thuộc T.Ư.

Giao Ủy ban Kiểm tra T.Ư xem xét, thẩm định nhân sự quy hoạch chức danh diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Ủy ban kiểm tra các cấp tham gia thẩm định và có kết luận về tiêu chuẩn cán bộ khi xem xét phê duyệt quy hoạch theo phân cấp quản lý cán bộ.

Về quy trình giới thiệu, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý đối với nguồn nhân sự tại chỗ. Trước đây, quy trình giới thiệu nhân sự cơ bản được thực hiện theo ba bước. Hiện, quy định cụ thể thành 5 bước (bổ sung bước 1 và bước 2).

Ở bước 1 và bước 2, trước khi giới thiệu nhân sự cụ thể, cấp có thẩm quyền giới thiệu cán bộ bàn bạc, thống nhất về tiêu chuẩn, cơ cấu, quy trình, cách làm... bảo đảm yêu cầu về công bằng, dân chủ, chặt chẽ, công khai, minh bạch trong công tác nhân sự, tránh áp đặt ý chí chủ quan, cục bộ, bè cánh.

Bộ Chính trị quy định nguyên tắc lựa chọn nhân sự trong từng bước của quy trình, bảo đảm chặt chẽ, vừa phát huy dân chủ, vừa bảo đảm sự lãnh đạo tập trung của tập thể, vai trò của người đứng đầu; có cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của cấp có thẩm quyền đối với những nơi chưa có sự thống nhất và còn ý kiến khác nhau về nhân sự bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử.

Quy định cụ thể thời gian thực hiện quy trình nhân sự trong từng bước: Xem xét chủ trương; thực hiện quy trình nhân sự; thẩm định, xét duyệt nhân sự; trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định; ban hành thông báo, quyết định... Qua đó rút ngắn thời gian xem xét nhân sự, góp phần cải cách thủ tục hành chính trong Đảng, công khai, minh bạch, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ.

Thu Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...