Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông: Tăng tính kết nối, tạo đà thu hút đầu tư

Cập nhật: 08:17 ngày 07/12/2022
(BGĐT) - Thực hiện Nghị quyết (NQ) số 113-NQ/TU ngày 22/7/2016 của Tỉnh ủy Bắc Giang về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, thời gian qua, nhiều địa phương đã và đang tiếp tục ưu tiên nguồn lực nâng cấp, cải tạo và xây mới một số tuyến đường nhằm tăng tính kết nối giao thông, thúc đẩy KT- XH phát triển.

Nâng cấp nhiều tuyến đường

Để từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, giữa tháng 4 năm nay, huyện Lạng Giang khởi công dự án xây dựng đường vành đai phía Bắc huyện Lạng Giang, đoạn từ thị trấn Kép đi đường tỉnh (ĐT) 292. Công trình dài 10,2 km nối từ Cụm công nghiệp Hương Sơn đi quốc lộ (QL) 1A đến điểm giao cắt với ĐT 292. Tổng mức đầu tư hơn 278 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện. Đường có quy mô nền rộng 12 m, mặt đường 11 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm. Tuyến đường do liên danh nhà thầu Công ty cổ phần Bách Long, Công ty cổ phần xây dựng 179 và Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Hải Long thi công. 

Những ngày này, các nhà thầu đang huy động tối đa nhân, vật lực với mục tiêu đưa dự án về đích đúng hẹn. Theo anh Nguyễn Văn Hảo, cán bộ kỹ thuật, phụ trách dự án của Công ty cổ phần Đầu tư Bách Long, hiện doanh nghiệp đang huy động khoảng 40 phương tiện, máy móc đồng loạt triển khai các hạng mục đào khuôn, đắp nền đường K95 tại dự án. Từ nay đến cuối năm, đơn vị hoàn thành hạng mục thi công nền đường, phấn đấu năm 2023 hoàn thành, đưa dự án vào sử dụng, vượt kế hoạch đề ra. Công trình hoàn thành sẽ hình thành trục vành đai giao thông thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi để kết nối liên vùng, là huyết mạch khai thông phát triển KT - XH của các xã phía Bắc của huyện Lạng Giang và khu vực lân cận.

{keywords}

Gói thầu số 5a thuộc dự án xây dựng đường nối từ QL37- QL17-ĐT292 (địa phận huyện Việt Yên) hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Không chỉ huyện Lạng Giang, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, thời gian qua, huyện Yên Dũng tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn. Huyện hiện có gần 10 công trình đường giao thông đang được đẩy nhanh tiến độ thi công. Điển hình như dự án cải tạo, nâng cấp ĐT 398 đoạn từ Đồng Việt đi thị trấn Neo (nay là thị trấn Nham Biền) và QL 17, đoạn từ cống Kem đi Tiền Phong. Công trình này có tổng kinh phí đầu tư khoảng 495 tỷ đồng từ nguồn ngân sách huyện. 

Đến thời điểm này, đoạn từ cống Kem đi Tiền Phong hoàn thành 3,5/5,1 km; đoạn từ Đồng Việt đi thị trấn Nham Biền hoàn thành 5,3/8,3 km đối với hạng mục rải cấp phối đá dăm. Các nhà thầu đang tập trung nhân lực, máy móc thi công, phấn đấu đưa công trình vào sử dụng trong năm tới. Theo đại diện lãnh đạo huyện Yên Dũng, công trình hoàn thành góp phần từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của huyện, tăng cường tính kết nối với các khu vực trong huyện và địa phương lân cận, thúc đẩy phát triển công nghiệp của địa bàn.

Xác định giao thông có vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển KT - XH của địa phương nên hai năm qua, các huyện: Lục Nam, Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, Lục Ngạn… ưu tiên bố trí nguồn lực từ nguồn ngân sách và huy động để đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây mới nhiều tuyến đường giao thông quy mô lớn. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2021 đến nay, tại các địa phương trong tỉnh có khoảng 70 công trình đường giao thông quy mô lớn được nâng cấp, cải tạo và mở mới với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Tập trung nguồn lực

Kinh nghiệm của một số địa phương cho thấy, để thực hiện hiệu quả NQ số 113 của Tỉnh ủy về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, hằng năm các địa phương tập trung làm tốt công tác quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất ở để tăng nguồn thu cho ngân sách. Trên cơ sở đó ưu tiên bố trí nguồn lực này đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông thiết yếu quy mô lớn có tính kết nối vùng và liên vùng để thu hút đầu tư vào các địa bàn và các khu, cụm công nghiệp. 

{keywords}

Dự án cải tạo, nâng cấp ĐT 398 đoạn từ Đồng Việt đi thị trấn Nham Biền và QL 17, đoạn từ cống Kem đi Tiền Phong đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Điển hình như huyện Tân Yên. Bà Nguyễn Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho biết, năm nay thu tiền sử dụng đất đạt khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng, tăng 700 tỷ đồng so với năm trước. Căn cứ vào số thu này, huyện bố trí khoảng 400 tỷ đồng này để đầu tư làm đường giao thông. Hay như huyện Lạng Giang từ nguồn thu tiền sử dụng đất năm ngoái chuyển nguồn và năm nay, địa phương đã bố trí hơn 1 nghìn tỷ đồng làm đường giao thông...

Từ năm 2021 đến nay, tại các địa phương trong tỉnh có khoảng 70 công trình đường giao thông quy mô lớn được nâng cấp, cải tạo và mở mới với tổng kinh phí đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Không chỉ vậy, trong quá trình triển khai, các huyện căn cứ vào các chương trình, kế hoạch phát triển nông thôn mới, KT-XH địa phương và đề ra các biện pháp phù hợp nhằm phát triển giao thông nông thôn. Các công trình giao thông thiết yếu, mang tính kế nối vùng được ưu tiên nguồn lực thực hiện trước. Nhiều huyện như Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang… gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với kết quả thực hiện ở địa phương. Trong quá trình thi công công trình, các địa phương thường xuyên kiểm điểm tiến độ, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với từng công trình.

Đặc biệt, để các công trình thi công thuận lợi, sớm hoàn thành, bảo đảm chất lượng, UBND các huyện chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án. Đồng thời đơn vị được giao làm chủ đầu tư tại các huyện thường xuyên đôn đốc nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; thi công linh hoạt, chủ động bám sát tình hình thời tiết. Từ huy động các nguồn lực đầu tư và ngân sách địa phương, hệ thống tỉnh lộ và các đường liên xã trên địa bàn nhiều huyện được nâng cấp, xây mới với quy mô đạt từ cấp IV trở lên. Hệ thống giao thông hoàn thiện đã góp phần tăng tính kết nối, tạo đà cho sự phát triển KT-XH.

Bài, ảnh: Minh Linh

Hiệp Hòa xây dựng hạ tầng giao thông: Ưu tiên các tuyến kết nối khu, cụm công nghiệp
(BGĐT) - Xác định ý nghĩa quan trọng của hạ tầng giao thông, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đặc biệt quan tâm đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp các tuyến đường trên địa bàn. Thông qua đó tạo sự kết nối giao thương, động lực phát triển.
Bắc Giang ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
Bắc Giang tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách, tăng cường huy động, thu hút nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
Lục Nam xây dựng hạ tầng giao thông: Kết nối phát triển công nghiệp, du lịch
(BGĐT) - Để thúc đẩy phát triển KT-XH, huyện Lục Nam (Bắc Giang) tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Hàng loạt dự án được triển khai mang đến động lực để huyện mở rộng không gian phát triển hơn nữa trong tương lai.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...