Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tạm đình chỉ cán bộ thú y Đồng Nai cấp giấy vận chuyển heo chưa có kết quả xét nghiệm

Cập nhật: 13:59 ngày 08/07/2019
Sáng 8-7, ông Trần Văn Quang - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi - Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, Thanh tra Thú y tỉnh Đồng Nai đang xác minh làm rõ sai phạm tại Trạm Kiểm dịch tả lợn châu Phi thuộc huyện Long Thành.

Được biết, trạm này cấp giấy cho vận chuyển một lô 14 con heo đi từ huyện Long Thành theo hướng cao tốc TP Hồ Chí Minh (HCM) - Long Thành - Dầu Giây nhưng chưa có kết quả xét nghiệm.

{keywords}

Kiểm soát dịch bệnh tại Trạm Kiểm dịch heo huyện Xuân Lộc.

"Theo quy định kiểm dịch phải có kết quả xét nghiệm nhưng trường hợp trên không có kết quả xét nghiệm vẫn được cấp giấy cho đi nên chúng tôi đang xử lý. Đây là chốt kiểm dịch thuộc huyện Long Thành, kiểm dịch hướng cao tốc TP HCM -Long Thành - Dầu Giây", ông Quang nói.

Theo ông Quang, ngay sau khi xảy ra vụ việc, đơn vị quyết định tạm đình chỉ công tác, không phân công kiểm dịch viên Ninh Văn Trường làm công tác kiểm dịch.

Ông Quang cho biết thêm, đã phối hợp với đơn vị TP HCM để làm rõ vụ việc, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Thanh tra thú y xử lý vụ việc này. “Đến nay vụ việc đã được xử lý tương đối rõ ràng, chúng tôi đã chỉ đạo trạm thú y Long Thành chuyển hồ sơ lên để xử lý”, ông Quang nói.

Được biết, lô lợn xuất phát từ hộ chăn nuôi ở xã Bàu Cạn (Long Thành, Đồng Nai) bị tổ công tác của Đội Cảnh sát giao thông Cát Lái (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP HCM) tuần tra tại khu vực vòng xoay Mỹ Thủy (quận 2) phát hiện, bắt giữ.

Hơn một tấn thịt nhiễm tả heo châu Phi trong kho hàng ở Long An
Ngày 4-7, ngành chức năng tỉnh Long An cho biết vừa tiêu hủy 1,1 tấn thịt nhiễm tả heo châu Phi phát hiện tại huyện Tân Trụ.
Sắp sản xuất được vắc xin dịch tả lợn châu Phi
Sáng 2-7, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức cuộc họp bàn về một số kết quả bước đầu nghiên cứu vắc xin, sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Sản phẩm Kangjuntai của Công ty Amavet không phải là thuốc phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Ngày 21-6-2019, Báo Bắc Giang điện tử đăng bài “Sử dụng thuốc bổ trợ chăn nuôi chưa kiểm định ở Bắc Giang: Cẩn trọng, tránh chuốc thêm thiệt hại”. Nội dung nêu về hiện tượng nhân viên của Công ty cổ phần Kinh doanh thuốc thú y Amavet (Công ty Amavet) quảng cáo, bán thuốc thú y tại địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang không đúng với công dụng thật của loại sản  phẩm này. 

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...