Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hỗ trợ từ 100-400 nghìn đồng/người/ngày cho người tham gia tiêu hủy lợn chết do dịch tả lợn châu Phi

Cập nhật: 16:33 ngày 23/07/2019
(BGĐT)-Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành quyết định hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh. 
{keywords}

Lực lượng dân quân xã Lương Phong (Hiệp Hòa) tham gia tiêu hủy lợn chết do dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi từ ngày có phát sinh trên đàn lợn đến hết ngày 31-12-2019.

Đối với lợn con, lợn thịt 25 nghìn đồng/kg lợn hơi; 30 nghìn đồng/kg lợn nái, lợn đực giống đang khai thác.

Riêng đối với doanh nghiệp (DN) chăn nuôi nhỏ và vừa (không bao gồm DN nhỏ và vừa là công ty con hoặc công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do dịch tả lợn châu Phi được hỗ trợ từ ngày 27-6-2019 đến hết ngày 31-12-2019. 

Mức hỗ trợ cho DN như sau: Lợn con, lợn thịt các loại là 8 nghìn đồng/kg lợn hơi; lợn nái, lợn đực giống đang khai thác là 10 nghìn đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các DN tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bảo hiểm (nếu có).

Quyết định cũng quy định cụ thể mức hỗ trợ kinh phí cho cán bộ thú y và những người tham gia phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đến hết ngày 26-6-2019 với mức 100 nghìn đồng/người/ngày làm việc; 200 nghìn đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Mức hỗ trợ áp dụng từ ngày 27-6-2019 đến hết ngày 31-12-2019 là 200 nghìn đồng/người/ngày làm việc; 400 nghìn đồng/người/ngày nghỉ, ngày lễ, tết.

Được biết, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, đến nay toàn tỉnh hơn 200 nghìn con lợn phải tiêu hủy, thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng. Những địa phương bị thiệt hại nặng gồm: Lục Ngạn, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Dũng. 

Sau khi sử dụng sản phẩm Kangjuntai: Lợn vẫn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - Ngày 21-6 và 01-7-2019, báo Bắc Giang điện tử đăng bài “Sử dụng thuốc bổ trợ chăn nuôi chưa kiểm định ở Bắc Giang: Cẩn trọng, tránh chuốc thêm thiệt hại”; “Sản phẩm Kangjuntai của Công ty Amavet không phải là thuốc phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi”.
Một trang trại 20.000 con lợn thành ổ dịch tả lợn châu Phi lớn nhất nước
Tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận ổ dịch lớn nhất từ trước đến nay tại trại lợn của Công ty Chăn nuôi lợn Phú Sơn trên địa bàn huyện Trảng Bom với tổng đàn gần 20.000 con.
Lục Nam ra quân vệ sinh môi trường, phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi
(BGĐT) - UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa tổ chức lễ ra quân chiến dịch toàn dân tham gia vệ sinh môi trường và phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi năm 2019 tại xã Tam Dị.
Phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Tân Yên, Yên Thế: Chính quyền, người dân sâu sát
(BGĐT) - Thời điểm này, hai huyện Tân Yên và Yên Thế, tỉnh Bắc Giang có tổng đàn lợn hơn 237 nghìn con, trong đó Tân Yên có hơn 152 nghìn con. Nhờ chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nên cả hai huyện vẫn giữ được tổng đàn tương đối cao, giảm thiệt hại trong chăn nuôi.

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...