Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống dịch Covid-19
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tận tụy cứu chữa, ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm

Cập nhật: 16:56 ngày 24/02/2020
(BGĐT) - Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh truyền nhiễm, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang vẫn ngày đêm sẵn sàng chăm sóc, nêu cao trách nhiệm điều trị cứu sống người bệnh.

"Trực chiến" điều trị

Đúng giờ giao nhận ca buổi sáng, các bác sĩ, điều dưỡng Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) nghiêm chỉnh trong trang phục với khẩu trang, mũ, áo theo quy định bảo hộ bệnh truyền nhiễm. Mọi người đều nhanh chóng xem xét số lượng bệnh nhân, kiểm tra bệnh án. Dịp này, ngoài những trường hợp mắc các bệnh truyền nhiễm thông thường, Khoa đang điều trị cho một số bệnh nhân nghi mắc covid-19.

{keywords}

Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhi mắc cúm tại Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Tại khu cách ly đặc biệt có 2 ca nghi nhiễm covid-19 mới nhập viện. Bệnh nhân đang được bác sĩ Nguyễn Thị Loan theo dõi các chỉ số huyết áp, tim mạch, chức năng hô hấp. Hiện mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân đã được gửi ra Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm chẩn đoán và chờ kết quả.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid-19 gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp nên nhân viên y tế phải làm việc liên tục để theo dõi chặt chẽ diễn tiến các ca bệnh nghi ngờ. Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết, Trưởng khoa thông tin: Từ đầu mùa dịch đến ngày 10-2, Khoa tiếp nhận điều trị cách ly 15 bệnh nhân nghi mắc covid-19, đến nay đã có kết quả xét nghiệm âm tính 13 ca, 2 bệnh nhân đang chờ kết quả, sức khỏe ổn định. Hiểu được sự nguy hiểm của căn bệnh với tốc độ lây lan nhanh chóng, các bệnh nhân đều chủ động hợp tác cùng bác sĩ, điều dưỡng trong việc điều trị và nghiêm chỉnh tuân thủ chế độ cách ly tuyệt đối tại giường bệnh.

Được biết, ngoài “trực chiến” phòng dịch covid-19, hằng ngày Khoa còn điều trị cho 70-80 ca bệnh truyền nhiễm thông thường khác. Gọi là thông thường nhưng đều là những bệnh có cơ chế lây lan nguy hiểm như: Cúm A, sởi, quai bị, tiêu chảy cấp do virus rota, viêm gan, thủy đậu, tay-chân-miệng, HIV/AIDS. Khoa có 21 bác sĩ và điều dưỡng. Với số lượng nhân lực không nhiều song bệnh nhân đông, diễn biến nặng, khả năng lây nhiễm cao nên áp lực công việc lớn. Bệnh nhân Đỗ Đức Hường, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) cho biết: “Tôi bị cúm A vào điều trị tại đây giữa lúc tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp diễn biến phức tạp. Với triệu chứng ho, sốt, tôi cũng phải vào khu vực điều trị cách ly. Bác sĩ thăm khám, chỉ định các xét nghiệm, theo dõi diễn biến sức khỏe rất kỹ. Rất may, kết quả xét nghiệm âm tính với covid-19, tôi mừng, bác sĩ cũng mừng”.

Hết lòng vì người bệnh

{keywords}
Hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ cơ chế lây truyền của từng căn bệnh nên luôn tuân thủ các biện pháp bảo hộ, nghiêm ngặt phòng ngừa cho chính mình. Đặc biệt, mỗi cán bộ, nhân viên y tế nhận thức rõ về trách nhiệm nghề nghiệp, nỗ lực hết mình để cứu chữa bệnh nhân”. 

Bác sĩ Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc 
Trung tâm Y tế huyện Tân Yên.

Khoa Truyền nhiễm ở Trung tâm Y tế các huyện, thành phố hằng ngày đã bận rộn thì dịp này lại phải huy động tổng lực chống dịch. Không chỉ trong ca trực, hầu hết bác sĩ, điều dưỡng thường xuyên túc trực ở khoa để kịp thời tiếp nhận bệnh nhân. Nhiều bữa cơm không kịp ăn, những ca trực thâu đêm mệt nhoài, căng thẳng nhưng bằng trách nhiệm cứu người, các bác sĩ luôn khẩn trương đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho từng ca bệnh.

Nguy hiểm hơn là họ luôn phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường làm việc do trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm. Không chỉ khi bước vào phòng cách ly mà ngay khi thăm khám ban đầu, bệnh nhân chưa có biểu hiện lâm sàng thì đã có nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc. “Nhưng không vì thế mà lo sợ, hơn ai hết chúng tôi hiểu rõ cơ chế lây truyền của từng căn bệnh nên luôn tuân thủ các biện pháp bảo hộ, nghiêm ngặt phòng tránh cho chính mình. Đặc biệt, mỗi cán bộ, nhân viên y tế nhận thức rõ về trách nhiệm nghề nghiệp, nỗ lực hết mình để cứu chữa bệnh nhân” - bác sĩ Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tân Yên nói.

Trước nguy cơ lây nhiễm cao, bác sĩ, điều dưỡng đều rất cẩn trọng thực hiện quy trình khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân để bảo vệ chính mình. Từ việc đeo khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ, tắm rửa trước khi ra về đều quan trọng vì họ là người tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh. Theo thống kê từ Phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế), giai đoạn 2015- 2020, toàn tỉnh có 6 bác sĩ, điều dưỡng bị phơi nhiễm bệnh.

Theo ghi nhận, mặc dù khoa truyền nhiễm của các bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh đều đã được xây dựng riêng biệt với các khoa điều trị khác nhưng hầu hết đều sơ sài, chưa đầy đủ nhân lực và trang thiết bị. Do diễn biến phức tạp của dịch covid-19, các đơn vị đều phải bổ sung phương án mở rộng khu vực cách ly, đáp ứng nhu cầu điều trị, dự phòng tình huống khẩn cấp.

Ông Từ Quốc Hiệu, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Thời gian gần đây, tình hình dịch tễ diễn biến phức tạp, các dịch bệnh đều đến bất ngờ và nguy hiểm. Nhưng với kinh nghiệm điều trị, khống chế, kiểm soát dịch hiệu quả nên đội ngũ thầy thuốc luôn ở trong tư thế sẵn sàng. Bệnh nhân vào khoa truyền nhiễm đều được phân luồng: Bệnh lây qua đường hô hấp, đường máu, qua tiếp xúc để có phương án cách ly điều trị. Các bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân và người nhà cách phòng ngừa. Ngoài ra, các bệnh viện, trung tâm y tế đều chú trọng công tác khử khuẩn môi trường, thường xuyên vệ sinh máy móc, thiết bị, dụng cụ, phòng tránh nhiễm khuẩn chéo.

Với bác sĩ truyền nhiễm, mỗi bệnh nhân được cứu sống không chỉ là niềm vui mà còn là trách nhiệm nghề nghiệp được xã hội giao phó. Bằng tình yêu nghề, bác sĩ, điều dưỡng không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng lâm sàng, kiến thức chuyên môn để hoàn thành tốt hơn sứ mệnh cứu người, mang lại niềm tin yêu cho người bệnh.

Những điều cần biết về bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Whitmore
Bệnh Whitmore không có biểu hiện giống như các loại nhiễm trùng khác, khi chọc dịch, làm test nhanh xét nghiệm, ở thời gian đầu không phát hiện ra vi khuẩn, đây là căn bệnh chưa có vắc xin phòng.
Bác sĩ truyền nhiễm: Xét nghiệm máu hàng loạt tìm sán lợn là không cần thiết
Xét nghiệm máu trẻ khỏe mạnh và không có triệu chứng, dù kết quả dương tính với sán lợn, mới cho thấy trẻ phơi nhiễm mà chưa chắc chắn trẻ đang bệnh.
Bảo vệ trẻ trước bệnh truyền nhiễm
(BGĐT)- Thời tiết giao mùa đông - xuân, độ ẩm trong không khí cao tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà, thuỷ đậu, cúm, viêm đường hô hấp, tiêu chảy liên tục tăng, phổ biến là ở trẻ nhỏ. Người dân, nhất là cha mẹ có con nhỏ cần chủ động các biện pháp phòng ngừa, làm giảm  nguy cơ mắc bệnh.  
Bắc Giang có 2 lương y được trao tặng danh hiệu thầy thuốc đông y tiêu biểu toàn quốc
(BGĐT) - Ngày 17-12, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tổ chức trao tặng danh hiệu thầy thuốc đông y tiêu biểu toàn quốc lần thứ II- 2019. 
Hơn 1 nghìn người tham dự ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
(BGĐT) - Nhân dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19-5 (1890 - 2019), ngày 19-5, Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh và Hội thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức ngày hội “Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng” năm 2019 tại xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa). 
Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 (1955-2019), tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động chào mừng. 

Minh Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...