Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống dịch Covid-19
Phòng, chống dịch Covid-19
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai cơ bản đã được kiểm soát

Cập nhật: 20:36 ngày 01/04/2020
Tại cuộc họp chiều 1/4, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 yêu cầu Bộ Y tế huy động thêm lực lượng cùng với TP Hà Nội để xét nghiệm trên máy (phương pháp PCR) toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian sớm nhất.

Đến 12 giờ ngày 1/4, các địa phương đã rà soát, giám sát, quản lý sức khỏe 44.293 trường hợp đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3. Cụ thể: 4.736 bệnh nhân nội trú, 1.272 bệnh nhân ngoại trú, 30.515 bệnh nhân khám ngoại trú, 7.026 người thân/người chăm sóc bệnh nhân, 91 người làm cho Công ty Trường Sinh và 653 người khác có liên quan.

{keywords}

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý: Hiện nay, ổ dịch tại Bệnh viện Bạch Mai cơ bản đã được quản lý và kiểm soát.

Một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh… đã tiến hành xét nghiệm toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai và cho kết quả 100% âm tính.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý cho biết qua điều tra dịch tễ trên địa bàn thành phố đã xác định được 16.714 trường hợp có nguy cơ bị lây nhiễm (bệnh nhân, người nhà và những người có liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai) và tổ chức cách ly theo quy định (cách ly tại nhà và cách ly tập trung), triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng cả test thử nhanh và xét nghiệm trên máy.

Qua sàng lọc bằng test thử nhanh đối với 783 trường hợp đã phát hiện một số ca dương tính, tuy nhiên, sau khi tiến hành xét nghiệm trên máy tại Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hà Nội thì các ca này đều âm tính.

Trong thời gian tới, TP Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ Y tế tập trung xét nghiệm trên máy toàn bộ những người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai trên địa bàn thành phố để sàng lọc, cách ly, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Liên quan đến vấn đề này, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế huy động thêm lực lượng cùng với TP Hà Nội để xét nghiệm trên máy cho toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian sớm nhất.

Lãnh đạo Hà Nội cho biết thêm, hiện các bệnh viện của Hà Nội đảm bảo đủ điều kiện, cơ sở vật chất, máy móc để có thể điều trị cho 1.000 người mắc Covid-19. Năng lực xét nghiệm của TP Hà Nội có thể đạt khoảng 1.800 mẫu/ngày. Thủ đô cũng đã tính toán các phương án điều trị trong tình huống có số lượng người mắc tăng đột biến lên nhiều lần…

Ưu tiên xét nghiệm bằng máy

Về vấn đề xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin thêm: Hiện có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm Covid-19. Một là phải sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng). Hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày).

Trong phương pháp thứ hai, có loại test thử nhanh, kết quả đọc được trong vòng 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).

Test thử nhanh có đặc điểm là độ nhạy, độ chính xác thấp hơn (độ nhạy khoảng 65 – 80% và cơ thể càng bị nhiễm lâu càng nhạy; độ đặc hiệu khoảng 60 – 70% vì phản ứng chéo với kháng thể sinh ra đối với các loại virus, vi khuẩn khác).

Vì vậy, loại xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.

Đối với Việt Nam, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác.

Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng nhưng không được coi kết quả để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh.

TP Hà Nội đã sử dụng xét nghiệm nhanh để sơ bộ đánh giá mức độ lây lan, từ đó có phương án ứng phó phù hợp.

WHO viện trợ giúp Triều Tiên chống dịch Covid-19
Ngày 1/4, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên Hợp quốc (LHQ) cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ viện trợ 900.000 USD để ủng hộ các nỗ lực của Triều Tiên trong việc ngăn chặn sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.  
Đại dịch Covid-19 là khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất từ Thế chiến 2
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc Antonio Guterres tuyên bố vào hôm 31/3 rằng đại dịch Covid-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tặng Chính phủ 2.000 máy thở phục vụ điều trị dịch Covid -19
Sáng 1/4, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) cho biết, tập đoàn đã ký kết với các đối tác cung cấp 2.000 máy thở để tặng Chính phủ Việt Nam nhằm có thêm nguồn lực trong việc phòng, chữa bệnh Covid -19 cũng như bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe của nhân dân. 
Thông tin mới nhất về bệnh nhân siêu lây nhiễm Covid-19 tại Việt Nam
Sáng 1/4, Bộ Y tế cho biết, trong 52 bệnh nhân đã âm tính lần đầu với virus SARS-CoV-2 có bệnh nhân 34 - ca siêu lây nhiễm (nữ doanh nhân quê ở tỉnh Bình Thuận từ Mỹ trở về) và lây bệnh cho hơn 10 người khác.
Gần 90% học sinh trên thế giới không đến trường vì dịch Covid-19
Khoảng 87% học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục từ bậc tiểu học đến đại học trên thế giới đang ở nhà vì dịch Covid-19.

Theo báo Chính phủ

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...