Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống dịch Covid-19
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng, chống dịch covid-19 và thông điệp từ văn hóa Việt

Cập nhật: 14:12 ngày 20/04/2020
(BGĐT) - Tính đến thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 còn bùng phát ở nhiều nơi, nhưng vẫn không thể phủ nhận một thực tế rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã và đang phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất thế giới.

Sự hiệu quả trong việc ngăn chặn đại dịch toàn cầu của Việt Nam mang đến nhiều thông điệp có ý nghĩa như những bài học kinh nghiệm quý báu rút ra từ việc phát huy sức mạnh của những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi của một dân tộc trong ứng phó với các tình huống đe dọa sự an nguy quốc gia nói riêng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc nói chung.

{keywords}

Đoàn viên thanh niên thị trấn Vôi (Lạng Giang) thực hiện các phần việc trong phòng, chống dịch Covid-19 ở địa phương.

1. Thông điệp về Việt Nam luôn biết triệt để phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của một dân tộc có lối sống đề cao tính cộng đồng đúng lúc, đúng cách để ngăn chặn, phòng chống đại dịch đạt hiệu quả cao.

Vốn là một dân tộc có lối sống chịu sự chi phối bởi đặc trưng văn hóa của một cộng đồng cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, gắn kết trong cộng đồng làng xã bền chặt, trong cuộc sống, người Việt Nam luôn đề cao tính cố kết cộng đồng.

Gần như cả thế giới đã trải qua hơn ba tháng gồng mình chống dịch và hiện vẫn đang tìm mọi phương cách ngăn chặn sự bùng phát của nó. Người ta cũng đã nói nhiều đến nguyên nhân vì sao nhiều quốc gia phương Tây, kể cả những quốc gia hùng mạnh, giàu tiềm lực và có nền y học hiện đại, tiên tiến bậc nhất như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha lại không thể kịp trở tay, thậm chí bất lực khi đại dịch lan tràn. Còn với Việt Nam, tiềm lực mọi mặt hạn chế, lại nằm cận kề ngay vùng ổ dịch khởi phát là Vũ Hán (Trung Quốc) thì ở chiều ngược lại. Nguyên nhân và cách lý giải có nhiều, nhưng rõ ràng, thực tế đang cho thấy cách tiếp cận cũng như ý thức phòng, chống dịch của cộng đồng cư dân các quốc gia này so với Việt Nam có sự khác biệt và chính sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả cuối cùng.

Một sự thật hiển nhiên rằng, giá trị văn hóa cốt lõi của một dân tộc không phải là thứ có thể dễ dàng mất đi. Vì nhiều lý do khác nhau, ở những hoàn cảnh cụ thể nhất định, một giá trị này hay giá trị khác có thể bị trùng lấp, nhưng khi đất nước, dân tộc đối mặt với an nguy, chắc chắn nó sẽ bùng lên dữ dội và tạo nên sức mạnh vô cùng mạnh mẽ - sức mạnh từ bản ngã, bản lĩnh văn hóa Việt Nam.

Ngày 13/4/2020, theo thống kê mới nhất được thông báo từ Bộ Y tế Việt Nam, số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu là 1.864.629, trong đó số tử vong là 115.286 người. Con số nhiễm bệnh và tử vong ở nhiều nước phương Tây vẫn liên tục gia tăng theo cấp số nhân, trong khi đó ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở 265 người nhiễm bệnh và chưa có trường hợp nào bị tử vong. Rõ ràng, trong thời khắc chống dịch vừa phức tạp, vừa nhạy cảm này, yếu tố lối sống đề cao tính cố kết cộng đồng với phương châm “mình vì mọi người”, “mọi người vì mình” trong văn hóa Việt đã được phát huy đúng lúc, đúng cách góp phần quan trọng để Việt Nam chống lại đại dịch một cách hết sức hiệu quả.

2. Thông điệp về một dân tộc luôn có niềm tin, giữ vững niềm tin và biết biến niềm tin thành quyết tâm, hành động, thành sức mạnh để chống dịch và thắng dịch.

Đại dịch vẫn đang hoành hành nhiều nơi trên thế giới với những diễn biến đầy bất trắc, khó lường. Tuy nhiên, người Việt Nam chưa hề tỏ ra bi quan và luôn tin tưởng vào sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng, Nhà nước cùng với sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua đại dịch một cách tốt nhất có thể.

Bản tính của một dân tộc vốn trong trường tồn lịch sử từng bị đặt trước biết bao thử thách mang tính sống còn, đầy cam go, quyết liệt để sinh tồn, phát triển đã hun đúc, tôi luyện nên niềm tin - bản lĩnh và coi đó như là giá trị trong văn hóa sống của cộng đồng. Thực tiễn hơn ba tháng đối diện với đại dịch cho thấy, khi dịch bệnh hoành hành, cư dân nhiều quốc gia hoảng loạn khiến cho sự chỉ đạo của chính quyền nhà nước trong phòng, chống dịch đôi khi mất hiệu lực. Ở Việt Nam, sự lo lắng, sợ hãi có thể có nhưng thoáng qua, thay vào đó là sự bình tâm, bình tĩnh. 

Người Việt Nam nói nhiều đến dịch, tìm mọi cách đối phó với dịch nhưng không tỏ ra hoảng loạn, khiếp sợ, nao núng trước dịch bệnh. Khi một xã, một làng, một khu phố bị cách ly bởi có hiện tượng dịch bùng phát lây lan diện rộng, tất thảy mọi người, mọi nhà kể cả ở trong hay ngoài vùng cách ly đều bình tâm và tuân thủ thực hiện nghiêm ngặt sự chỉ đạo của chính quyền, cũng như của các cơ quan chức năng. Niềm tin vào Đảng, niềm tin vào Nhà nước, niềm tin vào cả cộng đồng dân tộc gắn với ý thức, trách nhiệm đối với xã hội trong những thời khắc khó khăn thêm một lần nữa được thể hiện, kiểm chứng và khẳng định trong mùa đại dịch. Từ niềm tin, người Việt Nam đã biến nó thành quyết tâm và hành động, sẵn sàng đối phó với dịch bệnh và thắng dịch bệnh. 

Chiến tranh đã đi qua mấy chục năm, đã lâu rồi người Việt Nam mới thấy lại phần nào cái không khí hừng hực một thời của cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”. Niềm tin chiến thắng, lòng tự hào dân tộc, truyền thống “tương thân, tương ái”, “chung lưng đấu cật”, “kề vai, sát cánh, đồng dạ, đồng lòng” với tinh thần “chống dịch như chống giặc” tiếp lửa từ truyền thống kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm của người Việt không chỉ là chất xúc tác khiến cho người Việt Nam trở nên quyết tâm, mạnh mẽ hơn trong việc vượt qua dịch bệnh mà nó còn tác động, cổ xúy đến tinh thần chống dịch của nhân dân các nước trên thế giới. Thực sự Việt Nam đang là điểm sáng, một lá cờ đầu trong cuộc chiến đầy cam go của nhân loại chống lại đại dịch Covid-19.

{keywords}

Đồng chí Trần Văn Lâm, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh (thứ 3 từ trái sang) trao 5.000 khẩu trang cho lãnh đạo huyện Việt Yên để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

3. Điểm lại những gì người Việt Nam đã làm được trong hơn ba tháng tiến hành chống đại dịch Covid-19 mang tới rất nhiều thông điệp có tính giá trị như những kinh nghiệm, đồng thời gợi mở để chúng ta có thể suy ngẫm về một Việt Nam của ngày hôm qua, ngày hôm nay và mãi mãi ngày mai trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của mình.

Trước khi đại dịch diễn ra, hẳn đã có không ít người băn khoăn, thậm chí hoài nghi về những giá trị văn hóa cốt lõi – những giá trị văn hóa vốn tạo nên sức mạnh nội thân, tiềm tàng của dân tộc Việt, liệu có còn tồn tại. Đã có người cho rằng, thời thế đổi thay, lòng người dễ thay đổi. Trong cơ chế thị trường gắn với lợi ích sát sườn của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, tính cố kết cộng đồng, truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, ý chí Việt Nam phải chăng đã phai nhạt? Và rằng, người Việt của hôm nay, nhất là các thế hệ ngày mai, liệu có giữ được các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mang tính cốt cách của dân tộc mà ông cha ta để lại, đồng thời biết phát huy nó khi đất nước, dân tộc đối mặt với nguy biến? – Thực tiễn hơn ba tháng người Việt Nam gồng mình chống dịch, hẳn phần nào đã cho chúng ta hình dung được câu trả lời xác đáng!!!

Một sự thật hiển nhiên rằng, giá trị văn hóa cốt lõi của một dân tộc không phải là thứ có thể dễ dàng mất đi. Vì nhiều lý do khác nhau, ở những hoàn cảnh cụ thể nhất định, một giá trị này hay giá trị khác có thể bị trùng lấp, nhưng khi đất nước, dân tộc đối mặt với an nguy, chắc chắn nó sẽ bùng lên dữ dội và tạo nên sức mạnh vô cùng mạnh mẽ - sức mạnh từ bản ngã, bản lĩnh văn hóa Việt Nam, góp phần giúp người Việt Nam vượt qua mọi thách thức, đánh thắng bất kỳ kẻ thù nào để bảo vệ đất nước, dân tộc, đưa đất nước, dân tộc phát triển đi lên đúng theo con đường đã lựa chọn.

Việt Yên: Hỗ trợ các hộ dân khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid- 19
(BGĐT) - Đoàn công tác Huyện ủy- HĐND- UBND- Ủy ban MTTQ huyện Việt Yên vừa tổ chức đến thăm, trao quà hỗ trợ cho hai gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại hai xã Ninh Sơn, Tiên Sơn. 
Hiệp Hòa: Hỗ trợ đột xuất cho gia đình khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Lê Ánh Dương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 tại hội nghị giao ban trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 ngày 16/4, UBND huyện Hiệp Hòa yêu cầu các xã, thị trấn tập trung rà soát, qua đó kịp thời hỗ trợ đột xuất cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Nguyễn Đức Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...