Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 24 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phòng, chống dịch Covid-19
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bệnh nhân 1465 tổn thương 75% phổi

Cập nhật: 14:34 ngày 08/01/2021
Bệnh nhân 1465, nữ, 61 tuổi, bị "cơn bão cytokine" tấn công, tổn thương phổi trên 75%, trao đổi oxy máu kém, thở máy, xem xét can thiệp ECMO.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết tiên lượng bệnh nhân nặng. Bà có tiền sử cắt một phần tuyến giáp, khả năng "bão cytokine" ảnh hưởng tuyến cận giáp gây rối loạn điện giải và các chức năng cơ thể khác. "Bão Cytokine" là hiện tượng hệ miễn dịch cơ thể phản ứng quá mức, giải phóng ồ ạt chất cytokine gây viêm, khiến các cơ quan nội tạng suy kiệt.

{keywords}

Ảnh minh họa.

Hiện bệnh nhân điều trị tại phòng áp lực âm. Người bệnh sức khỏe yếu nên cần theo dõi sát sao, bác sĩ Cấp nói.

Hội đồng chuyên môn, Bộ Y tế đã điều phối thuốc remdesivir từ bệnh viện ở Quảng Nam ra Hà Nội điều trị cho bệnh nhân. Đây là loại thuốc kháng virus dạng truyền tĩnh mạch, mỗi đợt điều trị 10 ngày, có thể hỗ trợ người bệnh diễn biến bệnh nặng.

Theo bác sĩ Cấp, thuốc remdesivir có thể giúp rút ngắn thời gian mang triệu chứng, cải thiện một chút diễn biến bệnh. Song thuốc giá thành đắt đỏ, sử dụng trên diện rộng thì hiệu quả chưa tương xứng với chi phí. Do đó thuốc không thể sử dụng đồng loạt cho mọi bệnh nhân. Vì vậy, chỉ một vài trường hợp đặc biệt mới sử dụng thuốc này.

Bệnh nhân 1465, quê ở Vũng Tàu, chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị từ ngày 2/1. Khi đó, bà rất mệt, thường xuyên rét run, ăn uống kém. Ba ngày sau nhập viện, bà bắt đầu suy hô hấp, bệnh tiến triển nhanh, phải thở oxy, diễn biến tiếp tục nghiêm trọng. Bà mệt lả nhiều hơn, mệt cơ, thở khó khăn, các bác sĩ quyết định đặt ống nội khí quản, cho thở máy.

Tổ Hội chẩn thuộc Bộ Y tế ngày 7/1 đã hội chẩn trực tuyến về trường hợp của bà, là cuộc hội chẩn dành cho bệnh nhân nặng đầu tiên sau 4 tháng kể từ khi điều trị thành công các ca nặng tại miền Trung.

Theo bác sĩ Cấp, cứ 100 ca Covid-19 thì có 19-20 ca nặng, thống kê trên thế giới. Nếu điều trị, kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý, khoảng 4-5 bệnh nhân diễn biến thành nguy kịch. Trong trường hợp không kiểm soát tốt hoặc bệnh nhân có nhiều bệnh nền thì có thể đến 9-12 ca diễn biến thành nguy kịch.

"Với bệnh nhân nặng như bệnh nhân 1465, bác sĩ luôn cố gắng kiểm soát tình hình, không cho tiến triển thành nguy kịch, tăng khả năng điều trị khỏi", bác sĩ Cấp nói.

Tài xế chở bệnh nhân 1440 âm tính lần hai với SARS-CoV-2
Ngày 7/1, bác sĩ Chuyên khoa II, Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng cho biết: Tài xế M.T.T (30 tuổi, người chở bệnh nhân 1440 từ biên giới huyện An Phú, tỉnh An Giang về TP Hồ Chí Minh) đã có xét nghiệm âm tính lần 2 với SARS-CoV-2, sau 14 ngày cách ly tại Sóc Trăng.
Ngày 7/1, Việt Nam thêm 4 ca mắc Covid-19
Tính đến 18 giờ 7/1, Việt Nam ghi nhận thêm thêm 4 ca mắc mới Covid-19 đều là ca nhập cảnh và được cách ly ngay.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...